Dù đây là loại gia vị tốt, có sẵn ở mọi gian bếp nhưng 5 nhóm người này tuyệt đối phải tránh kẻo "ôm" thêm bệnh.
Từ lâu, gừng đã được biết như một loại gia vị và "phương thuốc" điều trị nhiều bệnh. Nó như một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực châu Á trong hàng chục thế kỷ, chủ yếu vì những đặc tính dược phẩm tuyệt vời. Nói về lợi ích nổi bật của gừng, có thể kể đến như sau:
- Gừng giúp điều trị và hỗ trợ các loại bệnh liên quan đến dạ dày, chẳng hạn như say tàu xe, ốm nghén, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn… và nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Ăn gừng cũng làm giảm đau nhức do viêm thấp khớp, viêm xương khớp, đau bụng kinh ở phụ nữ, nhiễm trùng đường hô hấp, đau nửa đầu, tiểu đường. Thêm vào đó, nó cũng giúp cơ thể chống viêm và các loại đau nhức thông thường.
- Chất gingerol trong gừng có thể ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển, giúp ngừa ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng lẫn các tác hại từ tia cực tím. Nó cũng giàu chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ các gốc tự do, giảm các tình trạng lão hóa sớm.
- Gừng còn làm chậm tình trạng chết của tế bào não, cung cấp nhiều dưỡng chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, chống lại chứng suy giảm nhận thức do tuổi tác.
Nhìn chung, gừng thực sự có lợi với con người ở nhiều góc độ, từ chuyện nấu ăn cho đến bảo vệ >sức khỏe đều làm tốt. Tuy gừng tương đối an toàn và vô hại khi ăn uống, nhưng với một số nhóm người có thể sẽ gặp phản ứng phụ, hoặc nặng hơn là sinh thêm bệnh.
Vậy nên, khi bạn thuộc một trong những nhóm người này thì cần phải tránh ăn gừng:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Người thiếu cân, gầy ốm
- Người đang mắc bệnh sỏi mật
- Người có tiền sử bệnh thận
- Người bị rối loạn máu
Cụ thể như sau:
1. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Gừng rất hữu ích để giảm buồn nôn và nôn khi chị em mang thai. Tuy nhiên nếu dùng một lượng lớn, các chất kích thích trong gừng sẽ tạo nên các cơn co thắt, gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sinh non. Vậy nên trong lúc mang thai, phụ nữ cần phải tránh lạm dụng gừng dưới mọi hình thức, hoặc người có tiền sử rối loạn chảy máu.
Với những phụ nữ đang cho con bú, ăn gừng quá nhiều sẽ gây chứng đau bụng ở trẻ, khiến chúng quấy khóc liên tục mà không rõ lý do. Bạn chỉ nên dùng gừng với mức độ ít hoặc ngưng cho tới khi con trẻ hết bú.
Chất gingerol trong gừng có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và ngăn cơn thèm ăn. Nếu ăn quá nhiều gừng sẽ khiến calo bị đốt cháy hơn rất nhiều, làm người đang thiếu cân, gầy ốm khó lòng mập lên được. Chính vì vậy, bạn cần phải tránh dùng loại gia vị này nếu đang muốn tăng cân.
3. Người mắc bệnh sỏi mật
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gừng sẽ làm tăng tiết mật và can thiệp vào quá trình tạo sỏi túi mật. Dịch mật đóng vai trò kích thích tiêu hóa và hấp thụ chất béo, nên khi bạn ăn quá nhiều gừng, nó sẽ tác động gan sản xuất nhiều mật hơn và đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi. Tuyệt đối không ăn gừng nếu bạn có tiền sử hoặc đang mắc bệnh sỏi mật, bệnh về gan.
4. Người bị rối loạn máu
Trong gừng chứa một loại muối mang tên salicylat, có tác dụng như một loại thuốc giảm đau nói chung và giảm đau viêm xương khớp nói riêng. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu và tăng lưu lượng máu đến các cơ quan.
Tuy nhiên, với những người đang dùng thuốc làm loãng và đông máu, hoặc những người bị bệnh máu khó đông thì cần phải tránh ăn gừng. Loại gia vị này sẽ làm bạn chảy máu nhiều hơn khi bị thương, để lại nhiều hậu quả không tốt.
Nhờ giàu chất chống oxy hóa, gừng sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do lẫn ngăn tế bào ung thư phát triển. Tuy nhiên, gừng cũng chứa creatinine – một hợp chất có khả năng "ngấm" vào trong máu khiến thận phải lọc nhiều hơn. Với những người mang bệnh thận, điều này sẽ khiến thận quá tải và dẫn đến suy thận.
Vậy nên, những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh thận cần phải tránh xa >gừng tươi hết sức có thể. Nếu chẳng may bị cảm lạnh thì có thể dùng trà gừng pha loãng, thận sẽ không bị ảnh hưởng.