Dầu ăn là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, tuy nhiên loại nào là tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn đảm bảo đủ chất?
Dầu ô liu
Dầu ô liu là một cơ sở thành phần của chế độ ăn Địa Trung Hải và rất thích hợp để kết hợp với salad và bánh mì. Dầu ô liu nguyên chất là loại dầu được chiết xuất mà không sử dụng hóa chất, chứa hơn 30 hợp chất phenolic khác nhau, một nhóm các chất phytochemical bao gồm nhiều chất có tác dụng chống viêm và giãn mạch máu.
Dầu ô liu cũng có tác dụng tốt cho >sức khỏe tim mạch vì có chứa chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe cao hơn so với các loại dầu khác.
Có thể sử dụng dầu ô liu cho món ăn áp chảo và đồ nướng, nhưng dầu này có điểm bốc khói tương đối thấp (nhiệt độ mà dầu bắt đầu phân hủy và bắt đầu bốc khói), vì vậy nó không tốt cho việc chiên rán.
Dầu hạt cải
Dầu hạt cải được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong nhà bếp, đó là lý do tại sao nó thường là một mặt hàng chủ lực trong hầu hết các hộ gia đình.
Được mệnh danh là loại dầu thực vật có khả năng làm giảm Cholesterol số 1 trong chế biến các món chiên, xào, dầu hạt cải cung cấp chưa tới 10% chất béo bão hòa, cung cấp ít mỡ chuyển hóa và không cung cấp quá 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cụ thể, dầu hạt cải rất giàu chất béo không bão hòa là axit béo omega-3.
Dầu hướng dương
Thông tin >dinh dưỡng: Không cholesterol, chứa chất béo không bão hòa, giàu axit oleic, vitamin E và omega-6.
Lợi ích: Tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa bệnh thấp khớp, hen suyễn, tăng cường miễn dịch.
Dầu quả bơ
Loại dầu này được chiết xuất từ quả bơ, có hương vị nhẹ và là một lựa chọn phù hợp với hầu hết các món ăn. Dầu quả bơ có sở hữu nhiều chất béo không bão hòa đơn nhất trong tất cả các loại dầu. Tuy giá thành không rẻ, nhưng loại dầu này vừa đem lại lợi ích cho sức khỏe vừa có tính linh hoạt trong chế biến thực phẩm.
Dầu bơ chứa 16,4% axit béo bão hòa, 67,8% axit béo không bão hòa đơn và 15,2% axit béo không bão hòa đa. Một nghiên cứu cho thấy 13 người trưởng thành khỏe mạnh thường xuyên có chế độ ăn kiêng tăng chất béo và tăng calorie sẽ được thay thế bằng dầu bơ trong 6 ngày ghi nhận sự cải thiện được rõ rệt về insulin, đường huyết, cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride.
Dầu mè
Dầu mè nằm trong danh sách các loại >dầu ăn tốt cho tim mạch của AHA. Dầu mè có đặc tính chống viêm và chống ôxy hóa, có khả năng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.
Dầu mè có điểm bốc khói cao, rất thích hợp cho việc nấu nướng ở nhiệt độ cao như xào, nhưng lại có hương vị đậm đà. Dầu mè chủ yếu được sử dụng trong việc làm nước sốt, các món xào. Một muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega-6, 40,5mg omega-3 và 119 calo.
Dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh là sự lựa chọn của rất nhiều người trong cộng đồng ăn thuần chay. Chế độ ăn giàu omega-3 ALA, vốn có trong dầu hạt lanh, có khả năng làm giảm nồng độ mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp cao ở những người có cholesterol cao.
Dầu hạt lanh có hương vị hạt nhẹ, điểm bốc khói thấp nên không thể nấu nướng với nhiệt độ cao mà thay vào đó là dùng làm salad dressing hoặc gia vị tẩm ướp.
Điều cần lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh đó là nó rất nhạy cảm với nhiệt, có thể bị ôi và oxi hóa nhanh chóng, cho nên cần được bảo quản trong bình chứa tối màu nơi môi trường tủ lạnh.
Dầu lạc (dầu đậu phộng)
Thông tin dinh dưỡng: Không cholesterol, chứa chất béo không bão hòa và một ít chất béo bão hòa, giàu sterol thực vật và vitamin E.
Lợi ích: Kiểm soát cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa ung thư và làm chậm tốc độ lão hóa.
Dầu óc chó
Do sở hữu nhiều hợp chất thực vật, mọi người chỉ nên dùng dầu óc chó như gia vị thêm vào món salad.
Các sản phẩm làm từ quả óc chó đều cung cấp một lượng lớn omega-3. Wendy Bazilian, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giám đốc Trung tâm Brazilian Health ở San Diego cho biết, dầu óc chó sở hữu nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật. Tuy nhiên, chính vì điều này nên dầu óc chó thường có mặt trong các món salad thay vì dùng để chiên rán thực phẩm.