Nước uống đậu bắp cực kì tốt cho sức khỏe, giúp chữa bệnh xương khớp, sưng đau: Dưới đây là cách ngâm đơn giản

Hương Hương (t/h) 17:09 11/07/2023

Đậu bắp không chỉ được ví như 'nhân sâm xanh' tốt cho >sức khỏe, món nước ngâm này còn chữa bệnh xương khớp đơn giản, ai bị nhất định không nên bỏ qua.

Thành phần và vitamin trong >đậu bắp

Theo bài viết đăng tải trên trang Medlatec, từ lâu, đậu bắp được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong mỗi 100g đậu có chứa hàm lượng >dinh dưỡng cao như Natri 7mg, Kali 299 mg, Chất xơ 3.2g, Protein 1.9g, Sắt, vitamin C, Vitamin B6, Magie 57mg và các khoáng chất. Đậu bắp có lượng calo thấp chỉ 33 calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và calo thấp của đậu bắp giúp loại thực phẩm này phù hợp với mọi đối tượng đặc biệt là đối với bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu, táo bón,...

Với hàm lượng dinh dưỡng cao và calo thấp của đậu bắp giúp loại thực phẩm này phù hợp với mọi đối tượng. Ảnh: Internet

Có thể thấy, đậu bắp có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Với lượng calo và đường thấp giúp đậu bắp mang đến nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể khi sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hoặc uống nước đậu bắp.

- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Chất insulin chứa trong đậu bắp có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng đậu bắp thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày hoặc uống nước đậu bắp kết hợp với điều trị bằng thuốc sẽ giúp ổn định tình trạng đường huyết. Chúng ta nên sử dụng đậu bắp từ 3 - 6 tháng trở lên để có thể thấy sự cải thiện về lượng đường trong máu. Ngoài ra, đậu bắp chứa ít đường và calo nên sẽ không làm tăng lượng đường khi sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày.

- Tránh nguy cơ thiếu máu

Nếu bạn thường xuyên sử dụng khoảng 100g đậu bắp từ 3 - 4 bữa ăn/tuần sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu nhờ hàm lượng chất sắt, kali,... có trong loại rau này. Đối với bệnh nhân thiếu máu có thể uống nước đậu bắp thường xuyên sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo máu.

Đậu bắp. Ảnh: Internet

- Cải thiện hệ tiêu hóa

Chất nhầy chúng ta thường thấy trong đậu bắp được cấu tạo bởi 2 hoạt chất chính là collagen và mucopolysacarit có tác dụng tạo môi trường cho các vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Nhờ đó tăng khả năng đề kháng cho hệ tiêu hóa. Đồng thời lượng chất nhờn này cũng có công dụng bôi trơn đường ruột làm giảm các triệu chứng táo bón.

- Phòng chống loãng xương

Ăn đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng chống được tình trạng loãng xương nhờ chất nhầy trong đậu bắp có khả năng bôi trơn các khớp xương. Vitamin K, Vitamin B9 của đậu bắp cũng giúp hạn chế được tình trạng mất canxi, vì thế khi sử dụng đậu bắp sẽ giúp xương chắc khỏe. Hàm lượng magie cao trong đậu bắp cũng giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân, bắp tay,...

- Hỗ trợ phát triển thai nhi

Quá trình phát triển ống thần kinh, thai nhi cần nhiều các chất thuộc nhóm vitamin B và chất xơ. Vì vậy, >mẹ bầu nên duy trì sử dụng đậu bắp thường xuyên từ tháng thứ 4 trở đi để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chất nhầy và chất xơ trong đậu bắp còn giúp thai phụ hạn chế táo bón trong thai kỳ.

Các chất vitamin B và chất xơ giúp phát triển ống thần kinh thai nhi. Ảnh: Internet

- Giảm mụn, đẹp da

Không chỉ giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý mà đậu bắp còn có chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn trứng cá. Đậu bắp có chứa lượng pectin dồi dào giúp tăng độ đàn hồi, căng mịn cho da nếu sử dụng đều đặn.

- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Trong quá trình giảm cân, việc bổ sung nguồn chất xơ và đầy đủ các loại vitamin là vô cùng cần thiết. Đối với đậu bắp không chỉ chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin, khoáng chất mà chúng còn có lượng calo thấp, ít đường là thực phẩm lý tưởng hỗ trợ quá trình giảm cân.

- Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng Vitamin C chứa trong 100g đậu bắp đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng đậu bắp thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh nhiễm trùng hiệu quả.

Cách ngâm nước đậu bắp đơn giản trị xương khớp

Cũng theo bài tổng hợp trên VTC News, uống nước đậu bắp cực kì có hiệu quả đối với người bệnh xương khớp. Cách ngâm đơn giản như sau:

Bước 1: Sơ chế khoảng 4 trái đậu bắp bằng cách rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi.

Bước 2: Cắt đôi hoặc thái nhỏ đậu bắp cho vào cốc sạch đã chuẩn bị sẵn khoảng 250ml nước sôi để nguội.

Bước 3: Ngâm từ 6 - 8 tiếng để chất nhầy trong đậu bắp được tiết ra, lọc lấy nước và uống hàng ngày. Dấu hiệu để nhận biết nước ngâm đậu bắp có thể dùng được là khi nước có độ đặc quánh lại và hơi nhầy.

Gợi ý khi chọn đậu bắp: Đậu bắp ngon sẽ có kích cỡ tương vừa khoảng 10 cm là ngon nhất vì chúng cũng sẽ không quá non hoặc quá già. Đậu bắp tươi là khi chúng còn lớp lông mao mỏng, không bị thâm đen và có màu xanh tươi.

Nên chọn những quả khi bóp vào đậu bắp có cảm giác mềm vừa phải và không bị khô. Đậu bắp già sẽ có dấu hiệu bị dập, héo và không giữ được màu xanh bóng đẹp mà sẽ chuyển sang màu xanh xạm cũng như có nhiều các vết thâm.

Nên uống nước đậu bắp khi nào?

Thời điểm sử dụng nước đậu bắp tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút. Bởi vì khi dạ dày chưa có thức ăn từ tối hôm trước sẽ được bổ sung 1 lớp chất nhầy giúp bôi trơn dạ dày và đường ruột. Mỗi tuần chúng ta nên thực hiện uống nước ngâm đậu bắp đều đặn từ 2 - 3 lần/ tuần xen kẽ bổ sung loại rau này trong các bữa ăn. Không nên lạm dụng nước đậu bắp vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình đào thải của thận.

Nên uống nước đậu bắp vào khoảng 30 phút trước khi ăn sáng. Ảnh: Internet

Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị bất kỳ bệnh nào bằng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng làm mất hiệu quả thuốc. Đối với những người thường gặp triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thì không nên sử dụng nhiều đậu bắp vì lượng fructose trong đậu bắp dễ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi ăn đậu bắp

Theo Tiền Phong, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh được những tác hại khi ăn đậu bắp:

- Không cần nấu đậu bắp quá chín kỹ để tránh việc làm mất các chất nhầy, cũng như bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.

- Đậu bắp có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau như luộc, xào, nướng, chiên,..

- Theo Đông y, đậu bắp chứa tính hàn vì thế với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.

- Những người có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích, tiền sử bệnh sỏi thận đang điều trị bệnh tiểu đường, máu dễ đông cũng không nên sử dụng đậu bắp.

- Nhìn chung, đậu bắp cũng giống như các loại thực phẩm khác, đều là nguồn bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu muốn nhận về lợi ích bạn hãy nên ăn chúng một cách điều độ và là một phần của một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng. Lạm dụng đậu bắp có thể khiến bạn gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

 

Hương Hương (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe