Bòn bon là loại trái cây quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, thế nhưng khi ăn loại quả này bạn cũng phải lưu ý 4 điều.
Quả >bòn bon có tên gọi khoa học là Lansium domesticum. Đây là loại cây giống cây nhiệt đới, được trồng ở hầu hết các tỉnh thành ở nước ta. Quả bòn bon có hình tròn, vỏ dẻo, phần thịt có màu trắng đục, bên trong có khoảng 5 - 6 múi.
Quả bòn bon có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho >sức khỏe con người. Bòn bon có vị hơi chua, khi chín thì ngọt hơn.
Theo các nhà >dinh dưỡng thì cứ 100 g thịt trái bòn bon có chứa 0,8 g chất đạm; 9,5 g chất carbohydrates; 2,3 g chất xơ; 20 mg calcium; 30 mg phosphorus; 0,089 mg thiamine; 0,124 mg ribofl avine, 1 mg ascorbic acid và khá nhiều vitamin A. Loại quả này có nhiều chất chống oxy hóa cực tốt cho cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch, có lợi cho nướu và răng, không những thế còn ngăn ngừa táo bón và >làm đẹp da.
Không cắn vỏ
Vỏ của quả bòn bon có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Trong vỏ bòn bon còn chứa một chất gọi là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên cắn trái mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.
Đừng ăn hạt
Hột bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Tuy nhiên, khác với những hạt nhỏ có thể nhai luôn, một số múi bòn bon có hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì có chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc.
Người tiểu đường không ăn nhiều
Đối với người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng.
Tránh quả bị dập nát
Bòn bon thường xuất hiện những bệnh như sâu đục quả, nhện đỏ và rệp sáp. Khi ăn cần quan sát kỹ. Không nên ăn những quả bị dập nát.