Nghe có vẻ vô lý nhưng kỳ thực có đến 7 thói quen xấu giúp chúng ta sống khỏe, sống thọ hơn. cùng điểm danh xem bạn có những thói quen như thế không bên dưới nhé!
Thường xuyên cằn nhằn
Nếu bạn không thích nói chuyện, ít cằn nhằn, luôn chôn chặt những điều khó chịu trong lòng, lâu dần sẽ ăn ngủ không yên, tinh thần bất ổn. Ngoài ra, ít thể hiện cảm xúc sẽ khiến chức năng tạng phủ mất cân bằng, dễ sinh các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, ung bướu.
Vì thế, bạn hãy thường xuyên giao tiếp để giải tỏa căng thẳng, giải phóng chứng trầm cảm tiềm ẩn thông qua ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp cơ thể và tinh thần của bạn khỏe mạnh hơn.
Tốc độ nói chậm
Nói chuyện một cách ôn hòa, chậm rãi là điều quan trọng với >sức khỏe thể chất và tinh thần của người trung niên và cao tuổi. Một số người nói quá nhanh sẽ dẫn tới cảm xúc bị kích động, căng thẳng, kích thích dây thần kinh giao cảm trở nên hưng phấn, gây co thắt mạch máu. Việc này sẽ gây ra hoặc làm nặng thêm các bệnh như cao huyết áp, tim mạch.
Lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó là hãy giảm tốc độ nói và cố gắng giữ cho mình ở trạng thái bình tĩnh. Lúc này, đại não sẽ trở nên tĩnh lặng, cơ bắp dễ dàng thả lỏng, khí huyết lưu thông thông suốt, các bộ phận trên cơ thể có thể phối hợp nhịp nhàng hơn.
Đi vệ sinh lâu
Người già dùng lực quá nhiều trong khi đại tiện là điều tối kỵ. Từng có trường hợp nhồi máu cơ tim, đột tử khi đang đi vệ sinh.
Khi một người nín thở để đi đại tiện dễ và nhanh hơn, các cơ của cơ quan như cơ bụng sẽ co bóp mạnh mẽ, tăng áp lực ổ bụng, dẫn tới tăng huyết áp và mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Điều này dẫn đến thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực hoặc đột tử do rối loạn nhịp tim nặng.
Vì vậy, bạn đừng dùng quá nhiều lực để đi vệ sinh, tránh gây hại cho sức khỏe và tuổi thọ.
Mặt dày
“Mặt dày” ở đây không phải mang ý nghĩa miệt thị như trơ trẽn, mà thể hiện tính cách cởi mở vui vẻ, không quá nghiêm túc, luôn duy trì được tâm thái an nhiên trước mọi việc trong cuộc sống. Giữ thái độ ôn hòa, không lo lắng thái quá, là cơ sở của trường thọ.
Cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra hàng loạt thay đổi về thể chất, đồng thời có thể đẩy nhanh quá trình xuất hiện và phát triển của khối u. Giữ tâm trạng vui vẻ và có thái độ tốt sẽ khiến bạn “càng sống càng trẻ khỏe”.
Một số cách để tạo tâm thái luôn vui tươi, lạc quan trong cuộc sống gồm:
- Học cách cởi mở
- Học cách tự tin
- Làm bạn với những người sống lạc quan
Thức dậy chậm
Khi bạn từ trạng thái ngủ chuyển sang trạng thái hoạt động, nếu bật dậy và ra khỏi giường ngay tức khắc hoặc vận động mạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, rất dễ gây ra tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch. Khi thức dậy, bạn đừng vội ngồi dậy ngay. Bạn có thể nằm trên giường vài phút để cơ thể có quá trình phản ứng từ ngủ sang thức.
Co duỗi chân tay để máu lưu thông, ngồi tựa vào đầu giường từ 3 đến 5 phút để bản thân có quá trình thích nghi. Sau đó mới từ từ ra khỏi giường khi bạn cảm thấy các hoạt động phản ứng của mình đã bình thường.
Uống nước chậm
Nếu bạn uống nước quá nhanh, nước sẽ nhanh chóng đi vào máu, làm cho máu loãng hơn và tăng thể tích máu. Những người hệ tim mạch không tốt sẽ dễ mắc các triệu chứng như tức ngực, khó thở.
Lời khuyên hữu ích dành cho bạn là nên uống nước chậm rãi, để nước từ từ đi vào cơ thể.
Quay đầu chậm
Quay đầu ra sau đột ngột và mạnh rất dễ gây tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu não. Trường hợp nhẹ có thể xuất hiện biểu hiện chóng mặt, trường hợp nặng có thể dẫn đến các triệu chứng nhồi máu não nghiêm trọng như mất thị lực, liệt nửa người.
Đặc biệt đối với người già bị thoái hóa đốt sống cổ, cao huyết áp, loãng xương, quay đầu nhanh còn có thể khiến cơ thể mất thăng bằng và ngã. Vì vậy quay đầu chậm, động tác nhẹ nhàng sẽ tốt cho bạn.
Thức khuya
Tạp chí Quốc tế về thời gian sinh học đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Mối quan hệ giữa lịch trình làm việc với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong Biobank của Anh”. Bài báo đề cập so với những người đi ngủ và dậy sớm, nhóm “cú đêm” có nguy cơ tử vong cao hơn 10%.
Uống ít nước
Theo Aboluowang, nước là một thành phần quan trọng của cơ thể con người, chẳng hạn như máu, bạch huyết và bài tiết cơ thể đều liên quan đến nước, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể của một người trưởng thành. Hàm lượng nước trong máu là khoảng 90%. Một số người chỉ uống nước khi khát, điều này không đúng, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Do đó, các nhà chuyên môn khuyến nghị người trưởng thành khỏe mạnh nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày (bao gồm súp và cháo).
Ngồi quá lâu
Năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng hơn hai triệu người trên thế giới chết mỗi năm do thói quen ít vận động. Tạp chí Y học thể thao Anh phát hiện những người ngồi hầu hết thời gian trong ngày có nguy cơ béo phì, đau tim hoặc tử vong cao hơn. Các chuyên gia y tế Đức cho biết những người ít vận động dễ mắc ung thư hơn. Ngược lại, số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể con người tăng lên khi tập thể dục.
Do đó, bạn nên đứng dậy và đi lại sau mỗi 1-2 giờ. Sau bữa tối, bạn có thể đi dạo ngoài trời trong 30 phút, cũng có thể tập aerobic, bơi lội, chơi cầu lông.
Lo lắng
Lo lắng rất có hại cho cơ thể. Khi đó, tim sẽ đập nhanh hơn, huyết áp tăng, độ nhớt của máu tăng, tim tiêu thụ nhiều oxy hơn, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu của Đại học College London, Đại học Manchester (Anh) phát hiện những người không vội vàng và biết cách tận hưởng cuộc sống trọn vẹn có thể sống thêm trung bình 9-10 năm. Vì vậy, hãy chậm lại và cho bản thân nghỉ ngơi.
Ăn nhiều muối
Huyết áp cao, bệnh thận, nhiễm trùng đường hô hấp trên và bệnh tim đều liên quan đến việc ăn quá nhiều muối. Nếu bạn ăn quá mặn, các mạch máu của bạn sẽ bị lão hóa sớm. Các khối u ác tính có thể liên quan đến việc ăn nhiều muối, trong đó có ung thư dạ dày.
Ăn quá nhiều
Bỏ bữa sáng hoặc ăn quá nhiều là những yếu tố gây tử vong phổ biến. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không chú trọng đến bữa sáng thậm chí còn bị rút ngắn tuổi thọ trung bình 2,5 năm. Ăn quá nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa mà còn dễ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng. Y học hiện đại cho rằng bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, tê liệt, mất trí nhớ do tuổi già và các bệnh khác đều có liên quan đến vấn đề này.
Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
Nghiện rượu là yếu tố khởi phát và làm nặng thêm các bệnh liên quan đến stress, đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout và các bệnh khác.