Loài vật được mệnh danh bổ gấp 9 lần thịt gà và những lưu ý khi ăn để chúng ta có được nguồn dinh dưỡng có lợi nhất.
Chim bồ câu vốn là một loài chim hoang dã, sau khi được con người thuần chủng thì rất hiền và thân thiện. Tên khoa học là Columba livia domestica Gmelin. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được chia thành bốn nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt.
Trong y học cổ truyền, bồ câu với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phân). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.
Thành phần hóa học: Thịt >chim bồ câu có chứa 22,14% protid, lipid 1%, các muối khoáng. Tiết chim có nhiều chất đạm, sắt, huyết sắc tố. Phân chim chứa nitơ toàn phần, ammoniac. Dùng thịt bồ câu nấu cháo ăn nóng rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy.
Trong cuốn "Thực liệu thảo mộc" ở thời nhà Đường, Trung Quốc có ghi lại rằng "1 con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà, hay là 1 cắc thắng 9 kê". Trong Đông y, chúng còn được sử dụng như một vị thuốc quý lâu đời để chữa bệnh. Đối với nam giới, loại thịt này cũng có thể xem là một ‘thần dược'.
Chim bồ câu hầm thuốc Bắc cần các vị thuốc như: Đẳng sâm, đương quy, đại táo, hạt sen, ý dĩ, kỷ tử, hoài sơn, thục địa.
Để cải thiện chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt, hay choáng voáng, lấy chim bồ câu non (1con) và chim sẻ (5 con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn, đỗ trọng (120g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang (4g). Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).
Thịt chim bồ câu có tác dụng gì?
Giá trị >dinh dưỡng của >thịt chim bồ câu được đánh giá cao gấp 9 lần so với thịt gà, cao hơn cả thịt bò - loại thịt dinh dưỡng được yêu thích. Với lượng lớn dinh dưỡng này, thịt chim bồ câu có những tác dụng sau với >sức khỏe con người:
Bồi bổ cơ thể, chữa lành vết thương, tăng tốc độ hồi phục chức năng
Những tác dụng này giúp thịt chim bồ câu là nguyên liệu thường dùng dành cho người vừa ốm dậy, người sau phẫu thuật hoặc phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính cần bồi bổ sức khỏe.
Thịt chim bồ câu khi được nấu chín đúng cách chứa lượng collagen rất cao, vì thế giúp người có vết thương hở trên da nhanh chóng hồi phục hơn.
Không những thế, ăn thịt chim bồ câu bổ sung acid amin và khoáng chất thiết yếu để cơ thể xây dựng protein, tái tạo tế bào hồng cầu và bổ sung năng lượng để các chức năng vật lý nhanh chóng trở lại trạng thái tốt nhất sau ốm.
Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ và thúc đẩy tư duy
Tại sao thịt chim bồ câu là thực phẩm được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng sử dụng cho các bữa ăn của trẻ nhỏ? Đó là tác dụng tăng cường trí nhớ và phát triển trí não của loại thực phẩm này, đó là nhờ phospholipid trong đó. Chất này sẽ kích thích, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào mô, làm chậm quá trình lão hóa hệ thần kinh.
Vì thế trẻ em đang giai đoạn phát triển hoặc người lao động trí óc nên bổ sung thường xuyên các món ăn chế biến từ thịt chim bồ câu.
Tác dụng dưỡng nhan, tăng cường sinh lực của thịt chim bồ câu
Hàm lượng chondroitin có trong thịt bồ câu được nghiên cứu tương đương với nhung hươu. Vì thế, Đông y đánh giá sử dụng thịt chim bồ câu thường xuyên sẽ đem đến thần sắc khỏe mạnh, làn da hồng hào, trẻ lâu và tràn đầy sinh lực.
Với những tác dụng tuyệt vời này, bất cứ ai cũng nên sử dụng thịt chim bồ câu làm thực phẩm để bồi bổ sức khỏe cũng như đạt được trạng thái tinh thần tốt nhất.
Nhóm người nên thận trọng khi ăn chim bồ câu
Chim bồ câu dù rất ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Những người bị dị ứng với thịt chim hoặc những người có bệnh tim, huyết áp cao nên hạn chế ăn chim bồ câu.
Nguyên nhân là vì thịt chim bồ câu có chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là trong da và mỡ của chim. Những chất này có thể gây tắc động mạch và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn nguồn gốc của chim bồ câu. Nếu chim được nuôi trong môi trường ô nhiễm hoặc chứa độc tố, thì việc ăn chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
Bồ câu, còn được gọi là chim câu hay bồ câu nhà, là một loài chim gáy và được nuôi rộng rãi bởi nhân dân.
Loài này có nhiều giống khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong số này, bồ câu thịt là loại được sử dụng phổ biến như một nguồn thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Chim bồ câu bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều, bởi chúng có hàm lượng chất béo cao. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con.
Lưu ý: Thịt bồ câu nên lựa loại bồ câu lông trắng tinh thì thịt nó mới tốt. Các loại bồ câu khác, tuy ăn cũng bổ nhưng có hơi độc. Người đang có bệnh không nên dùng