Trà tắc có thể dùng ấm cùng chút gừng, mật ong để trị ho hoặc dùng lạnh giải khát.
- Tắc (quất): 3 kg.
- Đường phèn hoặc đường trắng: 1,5-2 kg.
Cách chế biến
- Tắc rửa nhẹ nhàng cho sạch, để ráo, cắt làm đôi.
- Vắt lấy nước cốt, để riêng vỏ và hạt.
- Khi vắt xong, phần vỏ tách lấy lõi bỏ đi, bạn nào thích để lại cũng được nha.
- Phần vỏ sau khi đã tách bỏ lõi, thái chỉ sợi nhỏ. Bóp phần vỏ đã thái với muối và đường hạt cho vỏ bớt đắng, xả lại 4-5 lần nước. Đun nước sôi, thả vỏ vào 3 phút tắt bếp vớt ra chậu nước đá, vớt để ráo. Không nên để lâu vỏ không còn giòn.
- Cốt tắc sệt lại, đổ vỏ đã để ráo vào, đun sôi tắt bếp luôn.
- 1lít cốt tắc tương đương 1 kg đường, đun đến khi sệt sệt đổ phần vỏ tắc vào (cho luôn mật ong cũng được).
- Thành phẩm sẽ được gần 2l cốt.
Để có ly >trà tắc thơm ngon mình chọn những trái tắc căng mọng và chín tới, khi vắt lấy cốt tắc vỏ không bị dập mà hạn chế được thời gian rửa vỏ cho bớt đắng.
Tác dụng của nước tắc xí muội với >sức khỏe
Đốt cháy mỡ thừa: Vitamin A, C và chất xơ có trong trà tắc giúp loại bỏ độc tố và đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả.
Làm đẹp da: Trà tắc có khả năng phục hồi làn da nhờ hàm lượng vitamin C cao, làm sáng da, tăng hàm lượng collagen cho da.
Cung cấp năng lượng: Trà tắc xí muội chứa nhiều vitamin C, sắt và kẽm có khả năng cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.
Giảm đau và ngứa rát họng: Nước tắc có axit nên có khả năng giảm đờm và ngăn chặn các loại virus ảnh hưởng đến đường hô hấp. Đồng thời kết hợp với mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm dịu cơn đau họng và giảm ho.
Giảm đau bụng: Thành phần tanin trong vỏ tắc có thể giúp giảm đau bụng hiệu quả. Ngoài ra, uống trà tắc đúng cách còn tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường,...