Dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào giúp thai nhi phát triển toàn diện, vậy loại thực phẩm nào cần tránh.
Rượu
Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
Đồ ăn quá mặn
Tỷ lệ tăng huyết áp có liên quan đến lượng muối ăn hàng ngày. Vì vậy, nếu ăn đồ ăn quá mặn thai phụ sẽ có nguy cơ cao mắc tăng huyết áp, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Để đảm bảo >sức khỏe trong thời kỳ mang thai, các >mẹ bầu nên ăn khoảng 6g muối/ngày.
Thức ăn nhiều dầu, mỡ là thực phẩm mẹ bầu cần kiêng
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục.
Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Thịt nội tạng
Thịt nội tạng là chứa rất nhiều chất >dinh dưỡng như sắt, vitamin B12, vitamin A, kẽm, selen và đồng - tất cả đều tốt cho thai phụ và em bé.
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vitamin A có nguồn gốc động vật (vitamin A đã chuyển hoá) trong thai kỳ. Vì tiêu thụ quá nhiều vitamin A đã chuyển hoá, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và sẩy thai.
Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tiêu thụ các loại thịt nội tạng như gan ở mức dưới 100gr một lần mỗi tuần.
Cua
Ăn nhiều cua cũng có thể làm tử cung co thắt, có nguy cơ bị xuất huyết bên trong và nguy hiểm hơn là có thể gây thai chết lưu trong 3 tháng đầu. Hơn nữa, trong loại thực phẩm này còn có chứa nhiều cholesterol không tốt cho phụ nữ mang thai.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có rất nhiều nhựa (latex) có tác dụng gây co bóp tử cung nên có thể dẫn đến sẩy thai. Do đó, mẹ bầu mang thai tháng đầu cần tránh ăn đu đủ xanh còn sống.
Tuy nhiên, đu đủ xanh nấu chín lại có nhiều chất dinh dưỡng nên bạn có thể ăn một lượng nhỏ nếu bác sĩ không khuyến cáo bạn tránh ăn.