Đuôi bò ít thịt, ít mỡ nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng, ngoài các chất như canxi, sắt… còn chứa khá nhiều collagen, dễ hấp thu vào cơ thể khi ăn.
Chuyên gia nói về loại thực phẩm ít ai dùng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Công nghệ Thực phẩm chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin cho biết, thịt bò nói chung chứa nhiều sắt nên những người châu Âu ăn nhiều nhóm thịt này (thịt đỏ) thường có làn da rất hồng hào. Tuy nhiên, thịt bò lại chứa khá nhiều mỡ, nhất là thịt ba chỉ bò và nội tạng, do vậy ăn nhiều dễ mắc các bệnh chuyển hóa.
Còn với >đuôi bò, đây là bộ phận khá đặc thù, chúng không xếp vào phần nội tạng, cũng không phải phần thịt thành phẩm. “Mỗi con bò chỉ có một cái đuôi, không như thịt được chia ra nhiều loại. Hơn nữa đuôi bò khó chế biến hơn các bộ phận khác, nên mọi người cũng ít mua về sử dụng hơn”, ông Thịnh cho hay.
Đặc biệt, ông Thịnh còn cho biết đuôi bò ít thịt, ít mỡ nhưng lại chứa nhiều >dinh dưỡng, ngoài các chất như canxi, sắt… còn chứa khá nhiều collagen, nên đuôi bò thường phải hầm hoặc ninh nhừ để tiết chất collagen ra nhiều, dễ hấp thu vào cơ thể khi ăn.
Lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Cộng nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, trong y học cổ truyền, đuôi bò có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ hư, kiện tỳ thận, ích khí, dưỡng huyết, mạnh gân xương, dùng rất tốt với người yếu sinh lý, gân xương yếu, da sần khô nám, râu tóc bạc sớm...
Ông Sáng cho biết thêm, các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chi ra rằng, đuôi bò giàu protein và khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho,… Đặc biệt, đuôi bò có nhiều thành phần collagen là chất có vai trò giúp tăng cường xương khớp và giúp da tóc óng mượt.
Lợi ích của >đuôi bò hầm đậu đen hoặc kỷ tử
Theo VTC News, các nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học của đậu đen khá đa dạng. Vỏ đậu đen có chất màu anthoxyanozit. Đậu đen chưa 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro. Hàm lượng muối khoáng là 56mg% canxi: 354mg% P; 6,1mg% sắt; 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C.
Đậu đen vị ngọt, tính mát hơi hàn. Tác dụng trừ phong, trừ thấp, thanh nhiệt, bổ thận, chỉ huyết. Nó còn có tác dụng giải độc, làm tăng sinh lực, nhuận da thịt, chống viêm nhiễm, đen râu tóc.
Đậu đen được dùng làm thuốc từ lâu đời. Cách sử dụng, cách chế biến cũng rất đa dạng.
Trong khi đó, theo Đông y thịt đuôi bò vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ hư, kiện tỳ thận, ích khí dưỡng huyết, mạch gân xương, dùng rất tốt với người yếu sinh lý, gân xương yếu, da sần khô nám, râu tóc bạc sớm...
Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công dụng bổ gan thận, nhuận phế, tăng cường thị lực; thích hợp dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ, di tinh...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
Đuôi bò hầm kỷ tử có tác dụng bổ can thận, chữa liệt dương, di hoạt tinh, nữ kinh nguyệt không đều, lãnh cảm.
Bài thuốc từ đuôi bò
Theo Lương y Minh Phúc chia sẻ trên Báo Sức khỏe và Đời sống, nam nữ đau lưng, sinh lý yếu, dùng bài Đuôi bò hầm lá ngải đậu xanh: đuôi bò, rau ngải, đậu xanh, gừng, sả, mắm muối hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ tỳ thận, dưỡng huyết, ích khí... Còn dùng chữa huyết hư, phong thấp nhức mỏi rất tốt.
Chứng chân tay yếu mềm “nuy chứng”, dùng bài Đuôi bò hầm khoai sọ: đuôi bò, khoai sọ, rau nhút, hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ khí huyết, lợi gân xương, trừ thấp nhuận tràng..., còn dùng trị chứng phong thấp nhức mỏi, khó ngủ.
Chữa huyết hư tóc khô, rụng, bạc sớm: Dùng bài Đuôi bò hầm hạt sen: đuôi bò làm sạch chặt khúc, hạt sen, đậu xanh, gừng, trần bì, muối, rượu trắng gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: kiện tỳ thận, bổ khí huyết, ích xương tủy, dưỡng da tóc. Bài này dùng tốt với người ăn ngủ kém, sinh lý yếu, huyết áp thấp.
Chữa khí huyết đều hư, nhức mỏi gân xương: Dùng bài Lẩu đuôi bò: đuôi bò, củ cải trắng, xương bò, nấm rơm, sả, tỏi, ớt, gừng, tương, rau mùng tơi, rau cải, hoa lý, rau muống, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị, dưỡng xương khớp. Bài này còn tốt cho người ăn kém, gầy yếu và các chứng khí huyết hư.
Chữa đau thắt lưng do thận dương suy, dùng bài Đuôi bò hầm đỗ trọng: đuôi bò, đỗ trọng, hạt sen, cẩu kỷ, hoàng kỳ, táo đỏ, mắm, muối gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Công dụng: ôn bổ thận, ích cơ xương... Dùng tốt cho người thận yếu đau lưng mỏi gối, sinh lý yếu.
Trường hợp sản phụ sau sinh, ít sữa, dùng bài Đuôi bò hầm đu đủ: đuôi bò, đu đủ, đậu phụng, hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ hư, kiện tỳ thận, bổ khí dưỡng huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng lợi sữa...; còn dùng trị chứng nhức mỏi xương khớp.
Chữa xương gãy lâu liền: Dùng bài Đuôi bò hầm củ sen: đuôi bò, củ sen, cà rốt, khoai môn, hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: bổ tỳ trợ thận ích khí dưỡng huyết, liền xương... Còn dùng tốt cho trẻ em còi, thận yếu đau lưng mỏi gối.
Chữa chứng loãng xương: Dùng bài Súp đuôi bò: đuôi bò, cà rốt, khoai tây, khoai lang, sữa, nước dừa, ca ri, tỏi, gia vị vừa đủ nấu súp ăn. Công dụng: bổ tỳ trợ thận, dưỡng khí huyết... Dùng tốt cho người tỳ hư ăn kém, gầy, khó lên cân.
Với trẻ em còi chậm lớn: Dùng bài Đuôi bò hầm tiêu xanh: đuôi bò, tiêu xanh, cà rốt, khoai tây, quế, đại hồi, đinh hương, đường gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Công dụng: bổ tỳ, ích thận, dưỡng huyết... Còn dùng trị huyết hư đau lưng mỏi gối, sinh lý yếu.
Lưu ý: đuôi bò dùng nhiều nóng, người nội nhiệt, đang cần giảm cân, mỡ máu cao, đang đau khớp do bệnh gút và đang sốt cao, trẻ em ban sởi, nổi nhiều mụn nhọt nên kiêng hoặc dùng ít.