Bước vào ngưỡng cửa 30, sức khỏe cần được quan tâm nhiều hơn, cơ thể muốn duy trì tốt các chức năng thì cần xem lại những thói quen ăn uống của bản thân.
Cơ thể của bạn ở độ tuổi 30 không giống như ở tuổi đôi mươi nữa. Một quan niệm sai lầm phổ biến là quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại từ tuổi 30. Thực tế, quá trình này không thực sự chậm lại đáng kể cho đến khi bạn 60 tuổi. Tuy nhiên, cơ thể cũng sẽ trải qua nhiều thay đổi tự nhiên. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, một số thay đổi phổ biến bạn có thể trải qua sau tuổi 30 là:
- Sức khỏe của xương: Ngoài 30 tuổi, xương bắt đầu mất khoáng chất và mật độ.
- Mô cơ: Theo thời gian, cơ thể bạn bắt đầu mất đi mô cơ nạc và quá trình này bắt đầu sau 30 tuổi.
- Mỡ cơ thể: Mỡ cơ thể của bạn cũng tăng theo độ tuổi và nguy cơ béo bụng cũng tăng theo.
Nếu đã ở ngưỡng 30 và bắt đầu biết quan tâm tới >sức khỏe, bạn đừng quên bổ sung đủ chất >dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe của xương và cơ. Ngoài ra, tiêu thụ đủ chất xơ và chất béo lành mạnh là một cách tuyệt vời để trái tim khỏe mạnh. Và khi theo dõi mức độ mỡ trong cơ thể ở độ tuổi 30, hãy cảnh giác trước lượng đường và rượu mình sử dụng.
1. Không cung cấp đủ canxi, vitamin D
Xương bắt đầu mất mật độ ở độ tuổi 30. Một cách để giúp làm chậm quá trình này và duy trì độ chắc khỏe của xương là đảm bảo rằng bạn đang cung cấp các chất dinh dưỡng hỗ trợ xương trong chế độ ăn uống như canxi và vitamin D.
Cơ thể cần canxi để xương chắc khỏe và phát triển. Vitamin D cung cấp các chức năng tương tự, đồng thời có tác dụng bảo vệ gãy xương và viêm nhiễm. Không cung cấp đủ canxi và vitamin D có thể làm giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
2. Bỏ qua thực phẩm tốt cho tim và đường ruột
Khi nói đến các chất dinh dưỡng cụ thể có ích cho tim, chất xơ là một chất chính. Chất xơ có thể làm giảm cholesterol, hạ huyết áp và giúp kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể. Cùng với việc giúp ích cho trái tim của bạn, chất xơ cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe đường ruột.
Không ăn đủ chất xơ ở độ tuổi 30, đặc biệt là loại chất xơ hòa tan hoạt động như một prebiotic và nuôi dưỡng đường ruột, điều này sẽ tác động tiêu cực đến quá trình viêm nhiễm, tiêu hóa và tâm trạng của cơ thể.
3. Ăn quá nhiều đường bổ sung
Vì khi bạn ăn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp cao khiến lượng đường trong máu liên tục tăng đột biến, dẫn đến lượng insulin dư thừa và có thể liên quan đến việc tích trữ chất béo dư thừa.
Khi bạn ăn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp hơn, cũng như chọn carbohydrate có chứa một loại prebiotic cụ thể được gọi là tinh bột kháng, có thể giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn và hỗ trợ các tế bào phản ứng nhanh hơn với insulin. Từ đó có thể hỗ trợ duy trì bạn gầy hơn và ngăn ngừa bất kỳ tác động chuyển hóa tiêu cực nào khi già đi.
4. Bạn không ăn đủ protein
Bởi vì các mô cơ của bạn bắt đầu thay đổi từ độ tuổi 30, nên điều quan trọng là bạn phải ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp xây dựng cơ bắp, chẳng hạn như protein.
Chúng ta nên đảm bảo kết hợp một nguồn giàu protein trong mỗi bữa ăn, chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp, các loại đậu, trứng, phô mai, đậu phụ, cá, hoặc thịt nạc và thịt gia cầm. Đây là tất cả các thực phẩm giàu protein và đảm bảo cơ thể bạn vừa no, vừa đủ lượng protein để nuôi dưỡng và duy trì khối lượng cơ bắp trong độ tuổi sau 30.
5. Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo
Mỡ cơ thể sau tuổi 30 cũng tăng, kéo theo nguy cơ béo bụng. Các bữa ăn giàu chất béo có thể làm chậm quá trình tiêu hóa vì dưỡng chất mất nhiều thời gian hơn để phân hủy. Nếu bạn đã ăn cánh gà chiên, khoai tây chiên phô mai và bánh pizza nhiều thịt, khả năng cao là sau đó bạn sẽ không cảm thấy dễ chịu cho lắm. Điều này không có nghĩa rằng chất béo là xấu hay hoàn toàn có hại, nhưng những bữa ăn giàu chất béo chắc chắn có thể khiến khiến người cảm thấy uể oải.