Mướp đắng có tác dụng phòng chống ung thư, đồng thời còn là thức ăn rất tốt để giảm đường trong máu.
Theo Báo Dân Trí thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, >mướp đắng (còn gọi là khổ qua) là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, chất xơ, các hợp chất chống oxy hóa.
Mướp đắng là thực phẩm giúp ổn định đường máu hiệu quả, kiểm soát mỡ máu, phòng chống thoái hóa võng mạc mắt, >làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân, bổ gan và giúp thanh nhiệt cơ thể.
Mướp đắng có thể ăn sống hoặc chế biến thanh nhiều món ngon như: mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng thái mỏng ăn cùng ruốc… Mướp đắng (dạng tươi, dạng khô) còn là vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giảm mỡ máu…
Cùng thông tin từ Healthline, mướp đắng chứa nhiều chất phytochemical như triterpenoids, polyphenol và flavonoid đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển của các loại ung thư trong cả nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 cho thấy chiết xuất mướp đắng đã kìm hãm một số phân tử đặc biệt. Các phân tử này vốn có nhiệm vụ cho phép glucose và chất béo di chuyển khắp cơ thể, cơ chế này lại vô tình nuôi dưỡng tế bào ung thư và giúp chúng phát triển mạnh.
Nói cách khác, các chất trong chiết xuất mướp đắng đã "cắt" nguồn sống của tế bào ung thư, khiến các khối u ngừng phát triển, thậm chí còn khiến nhiều tế bào ung thư tự chết đi.
Không những thế, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, mướp đắng có thể bảo vệ gan chống lại các tổn thương do rượu, do vậy chúng có tác dụng hữu ích trong hỗ trợ cơ thể chống lại gan nhiễm mỡ do rượu, làm giảm các phản ứng viêm ở tế bào.
Báo Thanh Niên dẫn tin từ Naturalnews, các nghiên cứu hiện đại đang xác nhận mướp đắng như một cây thuốc. Một nghiên cứu của Đại học Trung tâm Ung thư Colorado (Mỹ) đã chứng minh khả năng của thực vật này trong chống lại ung thư tuyến tụy, một trong những căn bệnh ung thư khó điều trị nhất.
Phát hiện cho thấy điều trị khối u ung thư tuyến tụy ở chuột với 5 miligam nước ép khổ qua khô mỗi ngày làm giảm kích thước của khối u chỉ còn 64% so với những con chuột không được điều trị.
Hơn nữa, khổ qua tỏ ra hiệu quả hơn một loại thuốc hóa trị thông thường được sử dụng trong một nghiên cứu tương tự, làm giảm kích thước khối u chỉ còn 52%.
Khổ qua có chứa một số chất phytochemical chứng minh có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các charantin, momordin, và vicine tìm thấy trong khổ qua là glycosides, phiên bản tự nhiên của các hóa chất tương tự được tìm thấy trong thuốc hạ đường huyết.
Lưu ý khi ăn mướp đắng
Theo Tiền Phong, ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho >sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.
Mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.