Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Biology Letters, nhóm nghiên cứu do một nhà Di truyền học sinh thái người Đức tại Đại học Trier, ông Henrik Krehenwinkel đứng đầu đã tìm thấy dấu vết của hơn 1200 loài động vật chân đốt khác nhau từ việc phân tích chỉ bốn loài thực vật: hoa cúc, bạc hà, trà và mùi tây.
Đây là những gì họ phát hiện ra.
Nghiên cứu
Nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra một phương pháp mới để khám phá mối tương tác giữa thực vật và động vật. Họ mua trà và thảo mộc từ một cửa hàng tạp hóa và kiểm tra lá khô cũng như lá trà đóng gói để tìm những mảnh vụn còn sót lại của DNA, một phương pháp được gọi là phân tích DNA môi trường hoặc eDNA.
Phương pháp này có thể được áp dụng cho bất kỳ loại cây khô nào, làm cho nó trở thành một công cụ vô giá có khả năng giám sát các loài côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng và theo dõi sự lây lan của dịch hại cây trồng.
Những phát hiện
Trong một cuộc phỏng vấn với The Scientist, ông Henrik Krehenwinkel cho biết "Điều thực sự làm tôi ngạc nhiên là tính đa dạng cao mà chúng tôi phát hiện được. Chúng tôi đã tìm thấy tới 400 loài côn trùng trong một túi trà xanh".
Ngoài ra, theo nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết DNA của 3.264 loài động vật không xương sống bao gồm nhện, ve, ruồi, gián, bướm, bọ ngựa và nhiều loài khác trên khắp thế giới, trong các mẫu trà và thảo mộc được sản xuất thương mại mua ở các cửa hàng tạp hóa của Đức.
Theo Times of India