Đậu bắp là loại thực phẩm khá phổ biến và được ưa chuộng trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rõ công dụng của loại thực phẩm này.
>Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi. Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ.
Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức. Đậu bắp không phải loại rau được nhiều người thích ăn vì nó khá nhớt khi cắt ra. Tuy nhiên, ăn đậu bắp cực kỳ tốt cho >sức khỏe, bởi vậy nó mới được ví như nhân sâm.
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ các vi sinh vật có lợi phát triển trong đường tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, lượng vitamin C và các chất oxy hóa khác trong quả đậu bắp cũng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách chống lại các gốc tự do có hại. Vitamin C cũng kích thích sản xuất nhiều tế bào bạch cầu hơn, từ đây bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh ngoại lai.
Đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu, chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Đậu bắp chứa chất xơ nhầy – chất mà rất ít loại rau có được. Chất này giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu và hạn chế táo bón.
Chất xơ trong đậu bắp cũng là một tác nhân quan trọng mang lại cho cơ thể một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp đi ngoài đều đặn.
Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa gọi là polyphenol, bao gồm vitamin A và C. Nó cũng chứa một loại protein gọi là lectin có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người. Các nghiên cứu sử dụng các hợp chất cô đặc từ đậu bắp cho thấy chúng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú lên đến 63%.
Đậu bắp có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ này rất có lợi cho công cuộc giảm cân. Cùng với ưu điểm lượng calories thấp khiến đậu bắp trở thành món ăn lý tưởng giúp kiểm soát cân nặng.
Mức cholesterol cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu bắp có chứa một chất dạng gel đặc gọi là chất nhầy, có thể liên kết với cholesterol trong quá trình tiêu hóa, khiến nó được thải ra ngoài theo phân chứ không được hấp thụ vào cơ thể của bạn.
Đậu bắp rất giàu vitamin A cũng như các chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do và ngăn ngừa các căn bệnh phổ biến như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Thường xuyên bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày cũng cải thiện đáng kể tình trạng khô mắt và mang lại đôi mắt sáng khỏe hơn.
Đây là một công dụng đặc biệt ở đậu bắp nhờ chứa nhiều acid folic. Với các sản phụ, chất này có thể giúp phòng ngừa các bệnh như khuyết tật ống thần kinh. Acid folic còn rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể giúp giảm tỷ lệ mắc phải các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Kali trong quả đậu bắp hỗ trợ cân bằng natri và do đó duy trì lượng chất lỏng thích hợp trong cơ thể. Đậu bắp cũng làm giảm áp lực lên hệ thống tim mạch bằng cách thư giãn các mạch máu và động mạch, từ đó giúp hạ huyết áp.
Đậu bắp giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe làn da mà còn làm trắng da, mịn màng. Đậu bắp cũng giàu caroten có thể bảo vệ da, giảm tác hại của các gốc tự do.
Chất nhầy khi ăn đậu bắp cũng có tác dụng bôi trơn xương khớp. Cùng với nguồn vitamin K và folate, đậu bắp cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất canxi, phòng bệnh loãng xương giúp xương ngày càng chắc khỏe hơn, ổn định các khớp.
Hàm lượng vitamin C cùng với lượng chất chống oxy hóa có trong đậu bắp có khả năng giảm các vấn đề của đường hô hấp như bệnh hen suyễn. Chính vì vậy khi có các triệu chứng hen suyễn có thể sử dụng thêm đậu bắp để làm giảm triệu chứng của nó.
Lượng chất xơ trong đậu bắp có thể hấp thụ nước làm thành khối phân lớn, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đậu bắp cũng có thể có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, cùng với chất xơ liên kết với các độc tố giúp giảm bệnh nhu động ruột.
Thường xuyên uống nước ép đậu bắp còn có thể tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bởi đậu bắp cũng có một hàm lượng chất sắt, kali, kẽm,...rất cao giúp bổ sung các chất >dinh dưỡng tái tạo máu.