Theo chuyên gia, thói quen ăn bánh chưng bảo quản lâu trong tủ đông có thể gây ung thư, tuyệt đối cần phòng tránh.

My My (t/h) 11:36 02/02/2023

Ăn >bánh chưng cấp đông nguy hại

Theo thông tin trên Báo Sức khỏe và >đời sống, để bảo quản bánh chưng lâu, nhiều người để vào trong ngăn đá tủ lạnh. Khi lấy ra rã đông, hấp hoặc rán lên, bánh vẫn thơm ngon. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Văn Hoan, đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra >ung thư nếu sử dụng thực phẩm là tinh bột trong ngăn trữ đông.

"Tuyệt đối không được để bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh, dù khi lấy ra ăn vẫn ngon, thơm. Nhưng bên trong hạt gạo thì đã bị biến đổi, các thành phần trong bánh cũng thay đổi, thậm chí người ăn vào lâu dài có hại đến mức có thể bị ung thư. Lý do là tinh bột sau khi đóng băng sẽ bị thay đổi, phá vỡ hết thành phần cấu trúc. Khi đóng băng như vậy, cenlulo sẽ bị phân hủy thành chất độc gây ung thư ở con người", TS Nguyễn Văn Hoan cho biết.

Bánh chưng ngày Tết. Ảnh: Internet

Tất cả các loại tinh bột đều không nên ăn lạnh vì nó không phát huy được thành phần dưỡng chất ở nhiệt độ thấp, khi ăn cũng không ngon. Với bánh chưng hay cơm trắng cũng vậy, khi ăn phải làm nóng lên. Tương tự, cũng không nên cất trữ cơm trong ngăn đá lấy ra dùng dần vì tinh bột sẽ bị biến đổi, rất có hại cho >sức khỏe.

"Rất nhiều gia đình hiện có thói quen để bánh chưng ngăn đá tủ lạnh, rất nguy hiểm. Phải bỏ ngay thói quen này trước khi muộn", TS Nguyễn Văn Hoan khuyên.

Thời gian bảo quản bánh chưng

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống, với thực phẩm tự làm từ khâu chế biến đến bảo quản, hạn sử dụng là do mỗi người tự quyết định. Tuy nhiên về nguyên tắc, thực phẩm đã chế biến để càng lâu thì các thành phần >dinh dưỡng càng biến chất, độ thơm ngon cũng giảm dần.

Bánh chưng giống như bánh tét được làm từ những nguyên liệu chính như: gạo nếp, thịt heo, đậu xanh, lá dong/lá chuối,... Thông thường, hai loại bánh này có thể để được từ 2-3 ngày nếu bạn bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, nhiều gia đình còn treo bánh lên để giúp bánh khô thoáng hơn và tránh ẩm mốc thì sẽ để được tầm 7 - 10 ngày.

 

"Bánh chưng ăn ngon nhất trong khoảng 1 tuần trở lại, tùy vào điều kiện bảo quản. Bánh chưng cần được để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ cao làm nhân bên trong dễ bị chảy nước, bốc mùi, nấm mốc", TS Hoan cho biết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết, khi bánh có các dấu hiệu như chảy nước, có mùi ôi, xuất hiện nhớt ở vỏ bánh… thì không nên luộc lại nữa mà phải bỏ đi do lúc này vi khuẩn đã xâm nhập, làm hỏng bánh. Ăn vào rất dễ ngộ độc.

Nhiệt độ trong nhà ở miền Nam sẽ dao động từ 24 - 25 độ C, không quá nóng cũng không quá lạnh nên bạn có thể an tâm khi để bánh tét ở nhiệt độ phòng, không sợ bị ôi thiu. Bạn nên dùng bánh trong vòng 3 ngày trở lại để đảm bảo bánh thơm ngon nhất.

Để bảo quản bánh tét, bánh chưng ở điều kiện thường, bạn lưu ý để bánh ở nơi sáng sủa, khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, tốt nhất là bạn nên treo bánh lên cao để tránh bị các loại côn trùng ăn.

"Bánh chưng ăn ngon nhất trong khoảng 1 tuần trở lại, tùy vào điều kiện bảo quản. Ảnh: Internet

Một phương pháp phổ biến mà nhiều người vẫn hay dùng là bảo quản bánh trong tủ lạnh ở ngăn mát với nhiệt độ từ 5-10 độ C. Trên thực tế, nhiều gia đình không muốn để bánh trong tủ lạnh vì nhiệt độ quá lạnh khiến bánh cứng hay bị sượng (còn gọi là bị lại gạo). Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng), nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng. Bánh chưng để vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản 7-10 ngày.

Nếu muốn bảo quản bánh tét được lâu hơn, bạn nên bảo quản bánh trong ngăn đông/ tủ đông, điều chỉnh nhiệt độ dưới 3 độ C và dùng trong 20 ngày trở lại.

Các thực phẩm khi được ép chân không đều để được lâu dù để bên ngoài hay bên trong tủ lạnh, và tất nhiên bánh tét cũng không hề ngoại lệ. Bánh sau khi hút chân không có thể để được tối tầm 7 - 10 ngày. Còn nếu cho vào tủ lạnh sẽ để được lâu hơn khoảng 20 ngày.

Một số lưu ý khi bảo quản bánh chưng dùng được lâu, an toàn

Theo VietNamNet, bánh chưng, bánh tét rất dễ bị ôi thiu, lên mốc nếu không bảo quản đúng cách. Theo các chuyên gia, thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người, dễ gây ung thư sau một thời gian dài tích tụ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta không nên ăn những thực phẩm bị nấm mốc và có biện pháp để bảo quản thực phẩm thật tốt.

Bảo quản bánh chưng đúng cách. Ảnh: Internet

- Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong, lá chuối. Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kĩ bằng nước sạch, trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

- Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ lám bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

- Nên dùng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi. Bởi vì chất bẩm từ thực phẩm khác dính vào bánh, dễ gây ra nấm mốc, ôi thiu.

- Dùng dao sạch để cắt bánh tét, bánh chưng.

- Nếu bánh có tình trạng lại gạo (nếp bị khô, cứng), bạn có thể mang bánh đi luộc (nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ) hay hấp lại bánh.

- Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

- Khi bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ ở bên ngoài lá gói, bạn có thể hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, sau đó dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và tiếp tục bảo quản.

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe