Không phải lúc nào ăn rau cũng là tốt. Đôi khi, với tình trạng cụ thể của cơ thể, có những loại rau bạn nên tránh xa.

Lam Lam (t/h) 16:00 23/03/2023

Rau củ vẫn thường được mọi người tôn vinh là “siêu thực phẩm”. Người ta không thể phủ nhận vai trò của chúng trong việc tăng cường >sức khỏe. Rau củ là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu.

Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh nhất định, rau củ có thể trở nên “có hại” đối với cơ thể. Một số người có thể không dung nạp hoặc dị ứng với một số loại rau nhất định, trong trường hợp đó họ nên tránh những loại rau đó.

 

Ngoài ra, nếu bạn đang gặp một vấn đề về sức khỏe, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế ăn một số loại rau có chứa nhiều chất >dinh dưỡng nhất định. Hãy trình bày với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu có bất kỳ lo ngại nào về chế độ ăn uống của mình.

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về >các loại rau mà những ai đang có vấn đề về sức khỏe cần phải tránh:

Những người mắc bệnh thận không nên ăn các loại rau có chứa nhiều kali, chẳng hạn như khoai lang, khoai tây trắng, cà chua và rau chân vịt (hay cải bó xôi)

Những người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn các loại rau củ có chỉ số đường huyết cao, chẳng hạn như khoai tây trắng và ngô, vì chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Những người bị bệnh gút không nên ăn các loại rau có nhiều purin, chẳng hạn như măng tây, đậu khô và đậu Hà Lan, đậu lăng và nấm.

Những người bị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) không nên ăn các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, bắp cải và cải Brussels. Vì chúng có chứa goitrogen, có thể cản trở chức năng tuyến giáp. Ngoài ra cũng cần lưu ý là nấu chín các loại rau này có thể giúp giảm hàm lượng goitrogen bên trong.

Những người bị loãng xương không nên ăn các loại rau giàu oxalate, chẳng hạn như rau chân vịt, củ cải đường và củ cải Thụy Sĩ, vì hấp thụ nhiều oxalate trong các loại rau này có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và cản trở sự hấp thụ canxi.

Những người bị rối loạn tự miễn dịch, chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, không nên ăn rau sống, vì chúng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Những người bị dị ứng hạt cây nên tránh bơ, vì chúng cùng họ với hạt cây.

Những người bị dị ứng động vật có vỏ (như trai, sò, hến, tôm, …) có thể cần tránh đậu bắp, vì loại rau này có liên quan đến động vật có vỏ.

Những người bị dị ứng phấn hoa (chẳng hạn như viêm mũi dị ứng) nên tránh các loại rau cùng họ với loại phấn hoa mà họ bị dị ứng. Ví dụ, một người bị dị ứng phấn hoa bạch dương có thể cần tránh cà rốt, cần tây và mùi tây vì chúng cùng họ với bạch dương.

Điều quan trọng cần lưu ý là trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình. Các loại rau cụ thể nào gây lo ngại sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng dị ứng hoặc mức độ nhạy cảm của cơ thể từng người.

Nếu bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dị ứng hoặc chuyên gia dinh dưỡng về loại rau nào an toàn cho bản thân.

Theo Hoa Thu/ Tổ quốc