Thời gian gần đây, nhiệt đột tăng rất cao kèm theo nắng nóng, đã có nhiều cảnh báo về bệnh tật xảy ra.

Iris (t/h) 05:44 08/06/2023

Theo thông tin từ Báo VTV, thời tiết nắng nóng, trẻ em thường dễ mắc các bệnh như: tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy, sốt xuất huyết… Còn ở người lớn tuổi, đặc biệt là người già thường hay gặp phải bệnh phổi, tim mạch, huyết áp… Các bệnh dễ gặp trong mùa nắng nóng cần lưu ý như sau:

Ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Mùa nóng, nhiệt độ môi trường phù hợp cho các vi sinh vật gây hại dễ dàng phát triển trong thức ăn thường ngày. Nếu không bảo quản đúng cách, người sử dụng rất dễ bị ngộ độc tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, nôn ói, suy kiệt do mất nước… nhiều trường hợp còn có thể tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm

Thời tiết nắng nóng thường kèm theo mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu… phát triển.

Các bệnh chúng ta dễ gặp. Ảnh: Internet

Để phòng tránh người dân nên dọn dẹp, phát quang bụi rậm, xử lý các vùng nước đọng hoặc nơi chứa nước phải đảm bảo không để cho lăng quăng phát triển. Bổ sung đầy đủ chất >dinh dưỡng, uống đủ nước, tập thể dục vừa phải, ngủ đủ giấc giữ sức đề kháng tốt cho cơ thể để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Các bệnh về hô hấp

Việc thay đổi đột ngột từ môi trường sử dụng điều hòa mát lạnh sang môi trường nóng bên ngoài hoặc ở trong môi trường máy lạnh quá lâu khiến các niêm mạc đường hô hấp bị khô dễ gây nên các bệnh lý cho đường hô hấp như: viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản cấp và nặng hơn có thể gây viêm phổi…

Bệnh về da

Việc tiếp xúc nhiều với nắng nóng có thể gây nên sạm da, bỏng nắng, gây lão hóa da sớm và thậm chí có thể gây ung thư da. Đồng thời, mùa nóng cũng làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi dễ gây nên các bệnh về da như rôm sảy, viêm lỗ chân lông, viêm da dị ứng…

Người dân khi ra đường cần sử dụng kem >chống nắng, uống đủ nước, che chắn bằng các phụ kiện tối màu để tránh các bệnh lý về da.

Bệnh tim mạch

Nắng nóng gay gắt thường không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước, có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ. Đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

Những người có bệnh tim phải sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết, hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với người bị chứng co thắt mạch.

Món ăn ngon giải nhiệt, chống nắng

Từ lâu, thực phẩm đã trở nên quen thuộc trong việc bổ trợ >sức khỏe, thậm chí, có những loại được ví như 'thần dược' giàu vitamin. Dưới đây là một số món ăn có tác dụng chống nắng, giải nhiệt rất tốt, tận dụng sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể:

- Khoai lang: Trong khoai lang có chứa beta-carotene, đây là một chất chống oxy hóa hoạt động như một lá chắn bảo vệ da khỏi tia UV. Sau khi đi vào cơ thể, beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, chất có thể làm giảm cháy nắng. 

Giá thành khoai lang lại rẻ và dễ ăn, dễ chế biến. Lượng beta-carotene đủ để tạo ra các rào cản niêm mạc ngăn vi khuẩn và chất độc trong môi trường xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại nhiễm trùng và có hệ thống miễn dịch hoàn thiện hơn. Đặc biệt, ăn khoai lang cả vỏ sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định hơn. Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết loét dạ dày và ruột, điều trị hội chứng ruột kích thích nhờ chứa các chất chống ôxy hóa. Chế độ ăn giàu trái cây, rau quả trong đó có khoai lang có thể hỗ trợ giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ.

Khoai lang mang lại lợi ích lớn. Ảnh: Internet

Ngoài ra khoai lang còn chứa magiê và hàm lượng cao chất xơ giúp hỗ trợ quản lý, kiểm soát và phòng bệnh đái tháo đường. Khoai lang chứa ít calo nên hoàn toàn có thể sử dụng khoai lang trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo bị tăng cân.

- Các loại rau lá xanh: Rau lá xanh như cải xoong, rau bina... có chứa nhiều carotenoid và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

Rau xanh cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Các loại rau lá màu xanh sẫm còn là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng; chất sắt giúp chống thiếu máu, thiếu sắt, cơ thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt.

Người Việt nên ăn 18-20 gram chất xơ một ngày (khoảng 300 gram rau và 100 gram quả chín) để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, nâng cao đề kháng.

- Dưa chuột: Dưa chuột có chứa nhiều vitamin K giúp làm lành da, vì vậy rất tốt để làm dịu vết cháy nắng. Ngoài ra, 96% dưa chuột là nước, vì vậy dưa chuột có khả năng dưỡng ẩm cho da cực cao.

Bạn cũng đừng quên bôi hoặc đắp dưa chuột lên da bởi lượng vitamin C ở dưa chuột có thể cung cấp đủ cho 10% nhu cầu hàng ngày sẽ rất tốt cho làn da

Ăn dưa chuột có tác dụng giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng và giải nhiệt. Bôi đắp dưa chuột bên ngoài giúp da khỏi bị cháy nắng.

Ngoài việc đắp các lát mỏng dưa chuột lên mắt giúp làm giảm bọng mắt, các chất dinh dưỡng trong dưa chuột còn khiến bạn có cảm giác mắt nhẹ và nhìn trong hơn.

Dưa chuột có chứa hàm lượng cao lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol là ba vi lượng được các nhà khoa học đánh giá có khả năng ngăn ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

Món ăn cung cấp vitamin thiết yếu. Ảnh: Internet

- Dưa hấu: Dưa hấu là loại trái cây có chứa chất chống oxy hóa lycopene và axit amin arginine. Cả hai đều giúp bảo vệ da khỏi sự ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ thông tin trên Báo VnExpress cho biết, trong Đông y, dưa hấu vỏ xanh ruột đỏ có vị vừa ngọt, vừa nhạt, tính lạnh, tác dụng giải khát, khỏi say nắng, phiền nhiệt, hạ khí, lợi tiểu tiện, giải say rượu. Loại quả này được sử dụng để trị liệu các chứng như: mụn nhọt, viêm loét miệng, phù thũng do viêm thận, đái tháo đường, cao huyết áp, say nắng.

Một số bài thuốc từ vỏ dưa hấu kết hợp với các vị thuốc trong đông y dùng để chữa bệnh. Ví dụ: vỏ dưa hấu sấy khô, tán thành bột, trộn dầu vừng bôi vào chỗ bỏng để chữa lành vết thương. Vỏ dưa hấu, vỏ bí đao, ngưu tất, sắc uống, trị chứng huyết áp cao. Vỏ dưa hấu, khổ qua (mướp đắng), bí đao, tất cả gọt vỏ thái vụn, ép lấy nước có công dụng thanh nhiệt giải thử, dùng làm đồ uống mùa hè rất tốt, đặc biệt với những người bị mụn nhọt, béo phì. Tuy nhiên, mọi người không tự làm bài thuốc từ dưa hấu tại nhà mà nên tham khảo thành phần, liều lượng từ lương y.

Để phòng tránh sốc nhiệt trong mùa nắng nóng, bác sĩ khuyến cáo những người thường xuyên làm việc ngoài trời, di chuyển trên đường cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ đến 15 giờ, lúc cường độ nắng nóng cao nhất. Chú ý mặc quần áo chống nắng, che chắn nắng khi làm việc ngoài trời.

Đặc biệt cần uống đủ nước để phòng mất nước, trung bình cần uống từ 2,5 - 3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng. Nếu phải làm việc ngoài trời, sau một khoảng thời gian cần vào chỗ mát tạm nghỉ 10-15 phút để cơ thể hạ nhiệt, bổ sung thêm nước. Nên chia thành từng ngụm nhỏ, bổ sung nước thường xuyên, không để khi cơ thể quá khát mới bổ sung nước.

Theo bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Bệnh viện Da liễu trung ương thông tin thêm trên Báo Tuổi Trẻ, nhiều người lầm tưởng ngồi trong phòng máy lạnh sẽ không cần dùng kem chống nắng hay dưỡng ẩm. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm gây ảnh hưởng làn da của chị em.

Dù làm việc trong môi trường không có ánh nắng, chị em vẫn cần chú ý bôi kem chống nắng thường xuyên, bôi nhắc lại 2,5 - 3 tiếng/lần. Bên cạnh đó cần dưỡng ẩm, cấp nước cho da. Có thể bổ sung qua nước uống, các loại thức ăn và bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để tránh da không bị mất nước.

Theo bác sĩ Đinh Thế Tiến, khoa nội Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cũng chia sẻ thông tin trên báo Tuổi Trẻ, cần lưu ý khi sử dụng máy lạnh trong mùa nắng nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí sốc nhiệt. Việc bước từ phòng lạnh ra ngoài trời đột ngột có thể dẫn tới sốc nhiệt.

Để tránh tình trạng này, người dùng nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài khoảng 20-30 phút, đồng thời mở cửa để không khí lưu thông giúp cơ thể thích nghi với nhiệt độ ngoài trời.

Đối với những người đam mê các môn thể thao ngoài trời cần lưu ý tập trong giai đoạn này nên mặc các loại quần áo mỏng, thoáng mát để dễ thoát nhiệt, bắt đầu từ các bài tập nhẹ và nâng cường độ dần dần.

Đối với người chạy bộ, nên chạy chậm để cơ thể điều hòa nhiệt độ từ từ rồi mới chạy nhanh. Khi chạy bộ hoặc >luyện tập trên 60 phút thì cần uống nước...

 

 

Iris (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe