4 loại rau này được ví như 'thần dược', giàu dinh dưỡng gấp nhiều lần các loại rau thông thường.
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza.
Không những cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu, rau còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh và giảm tổn thương da do tia UV gây ra. Một số chất >dinh dưỡng giúp bảo vệ da quan trọng trong rau bao gồm beta-carotene, vitamin C và các chất dinh dưỡng thực vật chống oxy hóa khác. Rau là một số nguồn tốt nhất của những chất dinh dưỡng có lợi này. Đặc biệt, ăn nhiều rau mỗi ngày có thể giúp làm dịu chứng viêm mạn tính, giúp làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng nhanh sự xuất hiện của các nếp nhăn và mất collagen.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong rau xanh được ví như 'thần dược', hỗ trợ thị lực, đường ruột là đẩy lùi nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
Dưới đây là 4 loại rau giá thành rẻ, được bán nhiều ở chợ nhưng lại bổ dưỡng bất ngờ.
1. Rau tầm bóp
Tầm bóp được biết đến như loại rau dại. Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Tầm bóp là loại rau mọc dại nên tầm bóp dễ trồng, dễ sống. Người ta không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cây vẫn xanh tốt và ra nhiều trái. Vì thế có thể tận dụng khoảng đất trống trong vườn, thùng xốp hoặc chậu cây để gieo trồng tại nhà.
Rau tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc; tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Thành phần dinh dưỡng trong tầm bóp gồm Vitamin C 28mg; Lưu huỳnh 6mg; Kẽm 0,1 mg; Sắt 1,3mg; Natri 0,0005g; Magiê 12mg; Canxi 12mg; Phốt-pho 39mg; Clo 2mg.
2. Loại rau lá hẹ
Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây có dược tính mạnh và mùi hương rất đặc trưng.
Lá hẹ được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng.
Theo Đông y, cây rau hẹ tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Cây rau hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc; thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương.
Gốc rễ hẹ tính ấm, vị cay, tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa.
Hạt hẹ tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Hạt hẹ có tác dụng bổ can, thận, tráng dương, cố tinh; thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
3. Rau dền
Rau dền đa dạng về chủng loại như rau dền đỏ, rau dền cơm, rau dền gai. Rau có vị ngọt, mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao, và nó là vua sắt trong các loại rau. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nếu ăn rau dền thường xuyên còn giúp ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Rau dền còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Loại rau này còn chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước. Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
4. Rau lang
Khoai lang được nhiều người ví là “nhân sâm giá rẻ”. Phần ngọn, lá rau lang lại nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang. Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác. Nhờ đó mà rau lang mang đến các công dụng như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan và ung thư dạ dày, giúp giảm lo âu, stress, trầm cảm, hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, kháng viêm, giảm và chữa táo bón, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh lây truyền.