Có những loại rau quả dưới đây không tuyệt đối an toàn, thậm chí "ngấm ngầm" nuôi dưỡng tế bào ung thư trong cơ thể.

21:46 12/09/2023

Người xưa có câu “Bệnh từ miệng mà vào”, có nghĩa là nếu chúng ta ăn uống không cẩn thận có thể vô tình mang bệnh vào người.Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh, hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấm mốc.

Tuy nhiên có một thứ nguy hiểm hơn đó là việc chúng ta nạp vào cơ thể những chất độc không phát tác ngay mà âm thầm gây bệnh về sau này. Điều đáng ngại là có những chất độc đến từ những món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày.

Trên thực tế, một số loại rau thông thường tưởng chừng như lành mạnh nhưng chứa đầy chất độc nguy hiểm cho cơ thể.

1. Mộc nhĩ tươi

Trong Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương.

Trong >mộc nhĩ tươi có chứa chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất Porphyrin nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn phải chất này, người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù, đau nhức. Vì vậy, nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Mộc nhĩ khô thì trong quá trình phơi nắng đã tiêu hao rất nhiều thành phần porphyrin rồi, việc ngâm mộc nhĩ vào nước ấm sẽ tiếp tục giúp loại bỏ hết chất porphyrin còn lại. Do đó, mộc nhĩ khô an toàn hơn nhiều so với mộc nhĩ tươi.

2. Củ gừng thối

Gừng thối sinh ra độc tố safrol cũng có thể gây ung thư, sau khi vào cơ thể người nó sẽ gây thoái hóa và hoại tử một số tế bào mô trong cơ thể, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.

Vì vậy, khi củ gừng bị dập nát, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol có sẵn trong củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết.

3. Cà chua xanh

Cà chua là món ăn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong >cà chua xanh có chứa một chất có tên là tomatidine, đây là chất kịch độc. Ở liều lượng nhẹ, người ăn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn sau khi ăn. Nặng hơn, nạn nhân thậm chí có bị thể đe dọa tính mạng. Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều người qua đời vì ăn phải cà chua xanh.

Sự thật là trong cà chua xanh có chất solanin - một ancaloit tương đối độc (trong mầm khoai tây có rất nhiều chất này). Khi cà chua thật chín thì không còn solanin. Có thể người xưa đã bị ngộ độc do ăn cà chua xanh hoặc ương ương (chưa chín hẳn) nên đã lên án cà chua trong một thời gian dài.

4. Giá đỗ không rễ

Giá đỗ là loại thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt, rất tốt cho >sức khỏe. Giá đỗ chất lượng kém không rễ và được bán rất phổ biến trên thị trường. Loại rau này chứa nhiều chất gây ung thư, ăn trong một thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan.

Để phân biệt giá đỗ làm thủ công và giá đỗ ủ bằng thuốc có thể lưu ý những đặc điểm sau: Giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước nên giá sẽ chặt hơn, rễ dài như sợi chỉ, không bóng, không to, không mập, có rễ, thân, lá mầm. Giá dùng thuốc kích thích độc hại thì có cọng ngắn, thân mập, đặc biệt là không có rễ hoặc có rễ nhưng rất ngắn chứ rễ không dài như sợi chỉ giống giá đỗ tự nhiên.

Theo Sohu 

Theo Thùy Anh/Tổ Quốc