Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận tình trạng các gia đình có người tử vong do ngộ độc nấm rừng.

My My (t/h) 11:22 21/07/2023

Báo động tình trạng >ngộ độc nấm

Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ,  theo Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, ngày 11-7 bệnh viện tiếp nhận 3 bệnh nhân trong cùng một gia đình chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đến trong tình trạng suy gan cấp, theo dõi ngộ độc nấm loại chứa độc tố amatoxin.

Qua khai thác tiền sử từ người nhà bệnh nhân được biết ngày 10-7, chị B.T.N. (Hà Giang) đi rừng hái nấm về cho cả nhà ăn. Bữa cơm có 5 người (3 người lớn và 2 trẻ nhỏ - một cháu 3 tuổi và một cháu 5 tuổi).

3 người trong gia đình tử vong do ngộ độc nấm rừng. Ảnh: Tuổi Trẻ

Đến sáng hôm sau (khoảng 12 tiếng sau ăn), các thành viên xuất hiện đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi nên được nhập viện. Một cháu nhỏ bị ngộ độc nặng đã tử vong và cháu nhẹ hơn hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Mặc dù các bệnh nhân được theo dõi, điều trị tích cực nhưng 2 người đã tử vong trong đêm 19-7.

Thông tin trên Báo Công Tương cho biết, vào tháng 6/2023, 6 trường hợp tại xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện vào các ngày 3, 6 và 7/6 trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu. Thông tin ban đầu, các nạn nhân vào rừng hái nấm trứng gà, trứng ngỗng về ăn. Trong quá trình hái có xen lẫn vài loại nấm có màu đen xám không rõ tên, có hình dáng tương tự nấm than nên đem về chế biến cho gia đình, bạn bè cùng ăn.

Trước đó ngày 7/6, 3 người trong cùng một gia đình tại huyện Tân Biên (Tây Ninh) cũng bị ngộ độc sau khi ăn nấm lạ. Dù đã được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để cấp cứu nhưng một nạn nhân đã tử vong, những người còn lại được điều trị tích cực.

 

 

Nấm rừng rất dễ bị nhận sai. Ảnh: Internet

Những lưu ý ‘sống còn’ khi ăn nấm

Theo Tiền Phong, có nhiều loại nấm có chứa độc tố, cho nên khi ăn nấm có thể dẫn đến ngộ độc, có những trường hợp dẫn đến tử vong. Khi nấm có chứa thành phần độc tố thì dù có chế biến xào, nấu, hầm… như thế nào đi nữa thì cũng không thể nào làm giảm độc tố được. Bạn cần lưu ý những điều sau:

- Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn.

- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc

- Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt

- Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa

- Không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ... Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.

- Không được ăn nấm nếu không biết rõ nguồn gốc: Rất có thể phân biệt được nấm nào chứa độc tố và nấm nào không chứa độc tố, quan trọng nhất chúng ta cần biết được nguồn gốc của nấm được trồng ở đâu và thuộc giống gì.

Nếu như bạn còn nghi ngờ nguồn gốc của nấm thì tốt nhất không nên ăn, chỉ ăn khi bạn nắm rõ thông tin.

- Để đảm bảo vệ sinh và an toàn thì nhất định phải chế biến chín 100%, nên đun sôi nấm trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ hết những vi khuẩn gây bệnh.

- Không chế biến nấm trong nồi nhôm: Khi chế biến nấm trong nồi nhôm sẽ làm cho nấm bị ngã màu, khi đó nấm không còn giữ nguyên màu sắc ban đầu của nó nữa.

- Không nên mua nấm đã bị dập nát hoặc có mùi bất thường, màu sắc không bị biến đổi.

 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe