Gần Tết, nếu ăn uống quá nhiều sẽ "làm khổ" cho lá lách và dạ dày, dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như táo bón, đau bụng...
Bảo vệ dạ dày là việc cần làm tại mọi thời điểm, vào những dịp lễ Tết, khi khó tránh khỏi chuyện ăn uống vô độ thì điều này lại càng cần thiết. Ngay từ khi bạn cho thức ăn vào miệng, hệ thống tiêu hóa của bạn đã hoạt động chăm chỉ. Nó sẽ phải làm nhiều bước cần thiết để phá vỡ các loại thực phẩm bạn ăn và kích hoạt vitamin, khoáng chất, calo, chất béo, carbs và protein bạn cần. Sau đó, làm sạch những gì còn lại và đưa ra khỏi cơ thể.
Một khi quy trình trên không được thực hiện đúng bài bản, các vấn đề như chuột rút, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy có thể xuất hiện. Chính vì vậy, lựa chọn loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa là một trong những yếu tố góp phần xây dựng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. "Cách tốt nhất để làm điều đó là có một chế độ ăn uống toàn diện, đủ chất xơ từ các loại trái cây và rau quả đa dạng", Suzie Finkel, một chuyên gia >dinh dưỡng tại New York Gastroenterology Associates ở thành phố New York cho biết.
Những gì chúng ta đưa vào dạ dày rất quan trọng đến nỗi nó ảnh hưởng đến việc chúng ta có cảm thấy khỏe hay không, bụng phẳng như thế nào và thậm chí là phòng tránh được một số bệnh ra sao.
Vậy nên ăn những thực phẩm như thế nào mới tốt cho dạ dày và hệ thống tiêu hóa?
1. Phòng bệnh tiêu hóa: Ăn các loại trái cây giàu chất xơ
Tiến sĩ Cynthia Yoshida, bác sĩ tiêu hóa ở Charlottesville, Va., nói: "Hãy cố gắng ăn 20-25 gram chất xơ mỗi ngày". Lý do là vì, tiêu thụ chất xơ có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng lượng chất xơ cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày. Và theo một cuộc khảo sát các nghiên cứu được công bố trên số tháng 8/2008 của tạp chí Gastric Cance (Ung thư dạ dày), trái cây họ cam quýt dường như có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư dạ dày.
Chất xơ rất quan trọng đối với >sức khỏe tiêu hóa tổng thể của chúng ta - đặc biệt là trong việc ngăn ngừa táo bón. Ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, súp lơ, cà rốt, cám lúa mì, táo, bông cải xanh, các loại đậu, quả sung và lê đều là những nguồn chất xơ tuyệt vời. "Bắt đầu bằng cách bổ sung thêm chất xơ vài ngày một lần và uống nhiều nước. Nếu bạn thêm quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống ngay lập tức có thể sẽ giúp ngăn ngừa khí, chuột rút và đầy hơi", Yoshida khuyên.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ăn các loại rau có màu xanh nhạt, xanh đậm và vàng cũng giúp tăng thêm dạ dày khỏe mạnh. Những loại rau này có xu hướng giàu carotene, vitamin C, vitamin E và folate, có thể giúp bảo vệ dạ dày khỏi ung thư.
Nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm từ Đại học Missouri, Columbia, cho thấy nước ép nam việt quất và nước ép mâm xôi có chứa các hợp chất được gọi là phenol có thể ngăn ngừa mầm bệnh như salmonella.
Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên ăn 25 gram chất xơ hàng ngày mỗi ngày và nam giới ăn 38 gram. Nếu bạn không nhận đủ chất xơ, hãy cân nhắc đổi thực phẩm giàu chất béo và đường lấy thực phẩm giàu chất xơ như đậu, các loại đậu, trái cây và rau quả, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt.
2. Giúp cải thiện hệ vi sinh trong đường ruột: Ăn thực phẩm có chứa men vi sinh
Khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn gọi đường ruột là nhà và bạn có thể cải thiện tỷ lệ vi khuẩn tốt và xấu bằng cách ăn thực phẩm có chứa men vi sinh (nhiều loại vi khuẩn lành mạnh). Probiotics, bao gồm lactobacilli và bifidobacteria, giữ cho niêm mạc ruột kết khỏe mạnh, đồng thời có thể cải thiện nhu động ruột tốt hơn.
Tiến sĩ Yoshida nói: "Vi khuẩn tốt trong thực phẩm lên men như sữa chua, miso và dưa cải bắp có thể xâm nhập qua axit dạ dày đến ruột kết". Có một số nghiên cứu cho rằng axit trong dạ dày giết chết vi khuẩn probiotic trong thực phẩm và đó là lý do tại sao bạn nên bổ sung thay thế, nhưng điều đó không đúng. "Về nguyên tắc, không có sự khác biệt giữa men vi sinh được sử dụng làm chất bổ sung và chế phẩm trong thực phẩm", Michael Gänzle, Chủ tịch Nghiên cứu về vi sinh thực phẩm và men vi sinh tại khoa Nông nghiệp, thực phẩm và khoa học dinh dưỡng tại Đại học Alberta (Canada) cho biết.
Để hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn probiotic, bạn cũng nên chọn các loại thực phẩm được gọi là prebiotic chứa nhiều chất xơ hòa tan tự nhiên, chẳng hạn như chuối, tỏi, măng tây, atisô, mật ong, tỏi tây và hành tây.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Finkel nói: "Khi nghĩ đến tiêu hóa, hãy xem xét việc tránh các loại thực phẩm gây viêm". Cô gợi ý mọi người nên tuân theo chế độ ăn uống chống viêm, có lợi cho sức khỏe tổng thể, cũng như tiêu hóa.
Theo EverdayHealth, Besthealthmag