Theo chuyên gia, ‘năng’ ăn các loại rau này giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường chống lão hóa và phòng nhiều bệnh tật, phụ nữ trung niên rất nên tận dụng.
Phụ nữ sau tuổi 35 phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bên trong cơ thể, dễ thấy nhất đó là tình trạng lão hóa và một số bệnh lý do khí huyết suy giảm.
Khi cơ thể có khí huyết kém lưu thông, đồng nghĩa với việc trao đổi chất suy giảm, dễ gia tăng bệnh tật. Biểu hiện dễ thấy nhất của người có khí huyết kém chính là: tay chân hay bị lạnh, tóc rụng, da sậm màu, mất ngủ thường xuyên, vẻ ngoài của họ trở nên kém tươi tắn.
Nguồn thực phẩm bổ sung cho cơ thể được các chuyên gia khuyến khích, trong đó không thể không kể đến các món rau ăn mang lại tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp thông kinh, đào thải chất độc, tăng khả năng phòng ngừa bệnh, chống lão hóa hiệu quả và giúp phụ nữ tươi tắn, rạng ngời hơn. Hai loại rau được kể dưới đây còn tốt cho tiêu hóa và giảm các bệnh do vi khuẩn.
Rau diếp cá
Trong Đông y, rau diếp cá giúp cải thiện nhiều vấn đề >sức khỏe xấu. Loại rau này chứa nhiều tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cũng như giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Khi cơ thể có vấn đề về da dẻ như mụn nhọt, sưng viêm, rau diếp cá mang lại lợi ích tốt để giúp da phục hồi nhanh. Đồng thời, có tác dụng làm trắng da, dưỡng da hồng hào.
Với một số loại bệnh như hô hấp, tiểu đường, viêm phổi, những chất chống oxy bên trong rau diếp cá có thể ngăn chặn tác hại hiệu quả.
Về bản chất, rau diếp cá có tính hàn. Trong ẩm thực, nhiều người thường ăn rau diếp cá cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, xà lách… Đây là thói quen có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng kèm các món ăn và ăn sống, sử dụng sinh tố rau diếp cá hoặc các thực phẩm được chế thành dạng bột.
Để điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng cách sau: Lấy 40 gram rau diếp cá, 30 gram ngải cứu (tất cả đều dùng rau tươi). Rửa sạch hai loại rau và giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước lọc để uống. Uống trước 2 lần/ngày, trước kỳ kinh 10 ngày và uống liền trong 5 ngày. Bạn có thể sử dụng mỗi ngày với số lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
Rau ngải cứu
Trong Đông y, rau ngải cứu như một vị thuốc, loại rau này có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe phụ nữ. Loại rau này có tính ấm đi vào kinh tỳ, can, thận hiệu quả giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngải cứu có nhiều thành phần >dinh dưỡng và tinh dầu, một số hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, nhờ đó có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn và có đủ nước.
Ngải cứu có thể sử dụng để điều trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, ngải cứu còn một công dụng rất tốt đối với phụ nữ là thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết phụ nữ có thể sử dụng rau ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt như sau: Lấy 10 gram ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 2 lần uống/ngày. Uống trước ngày kinh dự kiến và những ngày có kinh. Nếu thấy nước ngải cứu có vị đắng khó uống thì có thể cho thêm một chút đường.
Trị suy nhược cơ thể, làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn: Bạch thược, đương quy, hương phụ, ngải cứu, thục địa, xuyên khung. Tán bột, hoàn viên. Ngày uống 12 - 16g. Ngoài ra, chị em có thể thêm ngải cứu vào các bữa ăn.
Ngải cứu tốt, tuy nhiên vẫn nên có những hạn chế khi sử dụng, đặc biệt phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu nên cần cẩn trọng và tham khảo bác sĩ khi sử dụng. Một số người mắc bệnh gan, rối loạn đường ruột không nên sử dụng. Khi sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc thần kinh gây run tay chân hoặc co giật.
Bạn có thể tăng cường việc bổ sung vitamin từ các loại trái cây, rau xanh và các thực phẩm nguyên cám. Hạn chế việc sử dụng các món ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ dễ dẫn đến nguy cơ tăng cân, béo phì và đẩy nhanh tình trạng lão hóa.
Bạn có thể chọn một số môn thể thao lành mạnh như: gym, yoga, bơi lội, chạy bộ, cầu lông để giúp việc trao đổi chất thuận lợi, hỗ trợ cải thiện sức khỏe và giúp cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.