Không chỉ là món ăn hấp dẫn, loại củ này còn là “phương thuốc” hỗ trợ chữa trị hiệu quả rất nhiều bệnh của người cao tuổi như xương khớp, tiểu đường và tim mạch…
Khoai mỡ hay còn được gọi là khoai tím, củ mỡ là loại dây leo, thân mềm, có sức sống tốt.
Khác với khoai lang, >khoai mỡ thường có kích thước lớn hơn. Vỏ bên ngoài của khoai mỡ có màu nâu đen, thô ráp và phức tạp với nhiều rễ. Trong ruột khoai, có màu tím đặc trưng, tuy nhiên, cũng có những loại khoai mỡ có ruột màu trắng hoặc tím nhạt, được gọi là khoai mỡ trắng.
Tại Việt Nam, loại khoai này được ăn và trồng phổ biến tại những vùng nông thôn của miền Nam nước ta như Long An, Cần Thơ,... hay là các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Không chỉ là loại lương thực dễ chế biến, có vị thơm ngọt, ngậy béo, khoai mỡ còn là loại củ mang hàm lượng >dinh dưỡng rất cao. Trung bình trong 100gr khoai mỡ đã nấu chín hội tụ 27gr carbohydrate, 140 calo, 4gr chất xơ, 0,1gr chất béo, 1gr chất đạm, 4% vitamin A, 40% vitamin C, 4% sắt, 2% canxi, 13,5% Kali, 0,83% Natri,... và Anthocyanins - một chất chống oxy hóa mạnh không phải loại thực phẩm nào cũng có.
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt tốt này, khoai mỡ đem lại rất nhiều công dụng tốt cho >sức khỏe con người.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai mỡ là thực phẩm tốt, ít chất béo. Chúng có chứa myricetin, đây là chất giúp có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Thêm vào đó, khoai mỡ cũng chứa magie, kẽm và vitamin B1 và B2, những thứ không thể thiếu cho insulin
Trong khoai mỡ còn chứa rất nhiều flavonoid, đây là chất chống oxy hóa mạnh có vai trò làm giảm lượng đường có trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, chất này còn giúp đảo ngược việc mất cân bằng oxy hóa và bảo vệ các tế bào sản xuất insulin có trong gan.
Theo một nghiên cứu báo cáo rằng, bổ sung khoai mỡ làm giảm tốc độ hấp thụ đường trong máu ở chuột với mức độ cao, cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Thêm vào đó, chỉ số đường huyết của thực phẩm này khá thấp là 24. Như vậy chất carbohydrate trong khoai mỡ sẽ được phân hủy thành đường từ từ, dẫn đến việc giải phóng năng lượng ổn định hơn, lượng đường trong máu không bị tăng đột biến.
Tốt cho tim mạch
Khoai mỡ rất giàu Vitamin B6, giúp giảm Homocysteine - một chất gây hại cho thành mạch máu và có thể gây tổn hại đến tim mạch. Bên cạnh đó, khoai mỡ cũng chứa nhiều Kali, rất tốt trong việc giúp cho huyết áp ổn định, tránh bệnh cao huyết áp.
Một trong những yếu tố quan trọng của việc giữ một trái tim khỏe mạnh là duy trì ổn định mức natri trong máu. Khoai mỡ giúp ổn định natri bằng cách loại bỏ bất kỳ natri dư thừa nào trong máu từ đó duy trì sức khỏe tim mạch.
Loại củ dân dã này còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Các chất dinh dưỡng đa dạng trong củ khoai mỡ còn giúp hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu và cải thiện lưu lượng máu.
Tốt cho xương khớp
Theo Đông y, khoai mỡ có tính bình và không độc hại với vị ngọt lành tính. Những người ăn khoai mỡ có thể cải thiện và giảm được những cơn đau cơ bắp, đau hệ thần kinh, đau bụng. Đồng thời, khoai mỡ có thể giúp chống viêm nhiễm đối với những bệnh nhân có bệnh viêm khớp dạng thấp rất hiệu quả.
Thêm vào đó, canxi và mangan được tìm thấy trong khoai mỡ rất phù hợp để dùng trong việc cải thiện các vấn đề về xương khớp như cứng khớp, loãng xương, đau khớp, chắc khỏe răng.
Bên cạnh các công dụng nêu trên, khoai mỡ còn có thể ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng của bạn, hỗ trợ giảm đau đầu và hen suyễn…
Bên cạnh những lợi ích tốt cho sức khỏe, người dùng cũng nên lưu ý, nếu ăn khoai mỡ vượt mức cho phép, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và đau đầu. Ngoài ra nếu dung nạp quá nhiều vitamin A từ khoai mỡ có thể gây ngộ độc, cho dù đó là vitamin A có nguồn gốc từ thiên nhiên.