Ông bà ta thường dặn khi vợ chửa cấm gần gũi, thấy vợ vất vả mang bầu nên chồng rất ít khi đòi hỏi, nhưng không thể tránh khỏi cảm giác "búc xúc" cần được giải tỏa nếu không tâm lý sẽ không thể thoải mái.
Chỉ một câu “Em có em bé rồi” thì thầm nhỏ nhẹ bên tai thôi cũng đủ để người chồng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và trạng thái tâm lý khác nhau. Vui có, sợ có, lo lắng buồn phiền cũng có.
Phần lớn, ông chồng nào cũng cảm thấy hạnh phúc và sung sướng tột độ khi được lên chức bố và hét lên rằng tôi có con rồi. Niềm vui hân hoan ấy sẽ lâng lâng trong đầu người đàn ông cho đến khi họ thấy người vợ bị ốm nghén, mệt mỏi, >sức khỏe có vẻ yếu đi. Lúc này, cảm giác hạnh phúc sẽ xen lẫn với sự lo lắng. Khoảng thời gian mang bầu cũng là khoảng thời gian người đàn ông thấy lo lắng cho vợ nhất, họ cảm thấy vợ bị nguy hiểm và luôn sốt sắng cho vợ.
Lúc này chồng sẽ nâng niu vợ hơn, cấm vợ làm những công việc nặng, sẽ hào hứng sẵn sàng làm đủ mọi thứ việc nhà dù là nhỏ nhất, vì họ muốn hai mẹ con khỏe mạnh. Đến khi vợ bệnh, họ lại lo lắng, vì vợ phải uống thuốc sẽ ảnh hưởng đến con, nói chung là lo lắng không ngừng. Chính vì thế, có đôi khi không kiềm chế được cảm xúc họ “cáu giận” với vợ vì muốn bảo vệ đứa con trong bụng.
Bên cạnh đó, khi vợ mang bầu, tâm lý của người chồng cũng nặng nề hơn, họ căng thẳng hơn trước vì gắng nặng kinh tế đè lên. Khi một đứa trẻ ra đời, không chỉ cần cho nó ăn no, mặc ấm mà còn phải chăm lo mọi thứ để con phát triển toàn diện và có điều kiện học tập tốt như với những đứa trẻ khác.
Bên cạnh những lo lắng về sức khỏe của vợ, của con thì người chồng cũng có nhu cầu về chuyện ấy. Vì thế, họ vẫn muốn vợ chiều chuộng. Khi vợ mang bầu, người chồng vẫn có thể gần gũi, tuy nhiên bên cạnh tâm trạng phấn khích để hào hứng lâm trận thì họ còn cảm thấy lo, sợ ảnh hưởng đến con. Do đó, khá nhiều người chồng đã “nhịn yêu” khi vợ mang thai, đôi khi gây ra hệ lụy là giảm ham muốn trong “chuyện ấy”.
Thậm chí, có nhiều người vợ ngay khi có bầu đã cấm luôn chuyện ấy, nhiều lúc nhu cầu lên mà cứ bị vợ đẩy ra, người chồng sẽ cảm thấy khó chịu. Các ông chồng biết là phải thông cảm cho vợ nhưng vẫn thấy hụt hẫng. Nếu người vợ tâm lý thì còn “tự xử” giúp chồng, ít nhất sẽ cảm thấy đỡ tủi thân, nhưng nếu vợ “bỏ bê” luôn chuyện ấy thì lâu ngày chồng như bị dồn nén “cục tức” cảm thấy tâm trạng không bao giờ thoải mái.
Chính vì vậy, người chồng sẽ cảm thấy rất “khó ở” khi vợ mang thai. Để vượt qua được thời kì vợ bầu bí mà không phải ra ngoài “bóc bánh trả tiền” thì người chồng phải vô cùng kiên trì và nhẫn nại. Ngoài ra, khi mang thai, người vợ cũng sợ chồng mình sẽ “tòm tem” bên ngoài nên càng gây áp lực nhiều hơn cho chồng, điều này càng khiến cho người chồng cảm thấy khó khăn gấp bội. Chỉ cần một phút “yếu lòng” người chồng sẽ dễ bị sa ngã.
Mang thai là một quá trình dài và khó khăn, đòi hỏi nỗ lực rất lớn không chỉ từ người vợ mà cả người chồng. Chính vì vậy, >tâm lý chồng khi vợ mang thai cũng rất “bất ổn”, người vợ cũng phải hiểu, thông cảm và chia sẻ, đừng giận dỗi, tức giận làm ảnh hưởng đến thai nhi.