Trước những phản ứng cực căng của anh chồng, cô vợ đã vô cùng mệt mỏi và phải tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Mới đây, Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - khoa Sản (Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, Bệnh viện Nông Nghiệp), cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ 25 tuổi đến từ Hà Nội. Cô đến bệnh viện để tìm cách khắc phục tình trạng không có lông.
Theo chia sẻ của cô gái từ khi dậy thì đến lúc trưởng thành, mọi thứ trên cơ thể cô đều phát triển bình trường nhưng cô đã không có lông ở vùng mu, nách hay tay chân.
Điều này vô tình lại khiến cuộc sống của cô bị ảnh hưởng. Cụ thể, cô và chồng mới kết hôn. Tuy nhiên, trong >đêm tân hôn một sự cố bất ngờ xảy ra. Trong lúc người vợ trẻ háo hức chờ đợi giây phút hạnh phúc bên chồng, cả hai chuẩn bị có màn "lâm trận" thì anh chồng bỗng giật mình và dừng lại mọi chuyện. Nguyên nhân chỉ vì "vùng kín" của cô vợ không có lông mao.
Anh chồng cho rằng, phụ nữ không có lông vùng kín là người không đứng đắn vì đã đi triệt, hoặc cạo lông. Dù cô vợ trẻ đã giải thích về cơ địa của bản thân nhưng anh chồng một mực không chấp nhận và bỏ ra ngoài.
Sau đêm tân hôn, cô vợ trẻ cảm thấy bế tắc và mệt mỏi. Vì vậy, cô đã tìm đến bác sĩ để nhận sự trợ giúp.
Tình trạng không có lông trên cơ thể hay dân gian còn gọi là “vô mao” không phải hiếm gặp, nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến cuộc sống của không ít người, nhất là chị em phụ nữ.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung cho biết đã gặp nhiều trường hợp chị em đến nhờ tư vấn về tình trạng “vô mao” của mình. Trong đó có những người còn gặp phải phiền toái về vấn đề này ngay khi mới lập gia đình.
Theo bác sĩ Dung, với người phụ nữ, việc không có lông mao hay lông "vùng kín" (lông mu và lông nách) do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do đã được triệt lông, thứ hai có thể là do yếu tố cơ địa, nội tiết dẫn tới tình trạng “vô mao”.
Bác sĩ Dung đã tư vấn và khuyên người vợ nên đi khám chuyên sâu cả về nội tiết - di truyền để có kết luận nguyên nhân cụ thể. Đó cũng là để tìm câu trả lời chính xác nhất đến người chồng.
Bác sĩ thông tin thêm, lông "vùng kín" có vai trò giảm bớt sự cọ xát, đau rát khi va chạm với quần áo trong quá trình sinh hoạt và vận động. Ngoài ra, nó còn giúp hút bớt mồ hôi, dịch tiết ra từ âm đạo.
Có vai trò trong việc bảo vệ vùng nhạy cảm nhưng đôi khi lông quá rậm lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, nhiều chị em đã cạo hoặc triệt hẳn lông ở khu vực này.
Bác sĩ cũng cho biết, tình trạng không có lông vùng nhạy cảm không ảnh hưởng gì đến việc quan hệ tình dục, thậm chí còn giúp cho chị em có cảm giác mới lạ khi làm “chuyện ấy”.
Nhưng nếu vì lý do "vô mao" mà ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống dẫn đến căng thẳng, stress thì cần đi khám để được tư vấn, can thiệp kịp thời.