Xác ướp người phụ nữ được bảo quản hoàn hảo, làn da đàn hồi, sở hữu đường nét của một mỹ nhân, đặc biệt toát ra mùi hương thơm phức suốt 200 năm khiến người ta liên tưởng ngay đến nàng Hàm Hương trong truyền thuyết?
Tháng 3/2001, một đội công nhân đang thi công công trình tại huyện Nãng Sơn, tỉnh An Huy đã vô tình đào được một ngôi mộ cổ. Kỳ lạ là theo như các nhà khảo cổ kể lại, quan tài khong7 bốc ra mùi thối rữa, khó chịu thường thấy như ở các >xác ướp trước mà thậm chí còn tỏa hương thơm ngát ra xung quanh?! Chính vì chi tiết này mà dư luận lúc bấy giờ đã dấy lên nghi vấn đây phải chăng chính là nơi chôn cất của nàng >Hàm Hương được mọi người yêu mến, hay còn gọi là Hương Phi của vua Càng Long.
Chiếc quan tài gỗ được làm cầu kỳ từ loại gỗ trinh nam,loài cây đặc hữu vô cùng quý hiếm tại Trung Quốc, đủ để thấy người nằm bên trong quan tài có địa vị và quyền lực cỡ nào thời điểm được chôn cất. Bên trong quan tài, người ta thấy một thi thể phụ nữ còn được bảo quản khá nguyên vẹn. Mỹ nhân có mái tóc đen búi cao, các cơ mặt vẫn còn linh hoạt.
Các nhà khảo cổ nhận định chủ mộ là một cô gái thời nhà Thanh (1636 - 1912) theo như y phục phát hiện trên người. Và dựa trên các đặc đểm nhận dạng, có thể phần nào đặt nghi vấn đây có thể là xác ướp của Hương Phi trong truyền thuyết. Xác ướp cao khoảng 164cm, nặng 44kg, dáng người mảnh khảnh, gương mặt trái xoan, chân bó "gót sen ba tấc", móng tay móng chân sơn đỏ. Đây chắc hẳn là một mỹ nhân "sắc nước hương trời" của Đại Thanh.
Đồ tùy táng trong lăng cũng vô cùng phong phú với trang sức vàng bạc, chuỗi tràng hạt đá quý, còn có những đồng xu từ thời Hoàng đế Khang Hi. Vậy nên chắc chắn chủ mộ là một người quyền quý, có thân phận không hề tầm thường.
Chuyên gia Vương Thiệu Cường, trưởng nhóm khảo cổ cho biết: "Cô ấy trông rất xinh đẹp. Khi mở quan tài ra, mọi người đều thấy giống một thiếu nữ đang ngủ, làn da khi chạm vào vẫn còn độ đàn hồi nhất định"
Theo như sử sách ghi lại, nhân vật Hàm Hương (trong phim "Hoàn châu cách cách") hay Hương phi được lấy cảm hứng từ Dung phi, một người thiếp rất được vua Càn Long sủng ái, ngang ngửa với Lệnh Ý Hoàng Quý Phi thời bấy giờ. Dung phi là con nhà quý tộc người Hồi Cương, được gả cho vua Càn Long để xây dựng mối quan hệ hảo hữu giữa hai quốc gia. Bà sở hữu nhan sắc xinh đẹp, thanh tú và đặc biệt là khắp người tỏa ra hương thơm trời sinh thu hút ong bướm vây quanh mỗi lần ca hát nhảy múa.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đã cho biết đây khó có thể là lăng mộ Hàm Hương như mọi người nghĩ. Lý do là vì chênh lệch độ tuổi lúc qua đời, Dung phi qua đời ở tuổi 54, trong khi xác ướp này chết trẻ ở tuổi 30. Thêm vào đó, việc phát hiện mộ ở khu vực tỉnh An Huy là không hợp lý vì Dung Phi là phi tần của vua Càng Long nên phải được chôn dất ở lăng mộ Hoàng gia.
Tuy không xác nhận được danh tính nhưng các nhà khoa học đã lý giải được mùi hương tỏa ra từ xác ướp do đâu mà có. Thi thể này đã được chôn cất vào mùa đông, trước khi hạ huyệt toàn thân cô gái được phủ một lớp xạ hương để sát trùng và ướp xác. Ngoài ra, chất liệu gỗ của quan tài rất tốt, niêm phong rất chắc chắn. Vậy nên thi thể không bị thối rửa mà lại toát ra hương thơm ngào ngạt.