Khi rửa chén bát, có thể vô tình bạn mắc những lỗi này khiến chồng chén bát không hết bẩn mà còn gây hại sức khỏe.

05:00 06/04/2019

Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa chén quá lâu

Không dùng quá nhiều, ngâm quá lâu bát đĩa trong nước rửa chén (Ảnh minh họa: Internet)

Đừng thấy chén đĩa quá dơ mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào chén đĩa càng cao. Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được.

Tốt nhất, nên rửa luôn và tráng với nước sạch ngay sau khi rửa để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chú ý nên rửa chén đĩa với nước sạch nhiều lần để đảm bảo không còn dính lượng nước rửa chén dư thừa gây độc hại.

Lấy quá nhiều nước rửa chén cho một lần sử dụng

Đây là lỗi mà hầu như ai cũng mắc phải. Chỉ vì tính toán không kĩ nên họ bị quá tay khi pha nước rửa chén. Kết quả là làm cho nồng độ đậm đặc, dù chén bát có được rửa sạch cũng khó gột hết hóa chất, những chất còn sót lại trên đó, hậu quả là sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.

Tốt nhất bạn nên pha loãng nước rửa chén đĩa ra cùng với nước sạch sau đó rửa nhẹ nhàng trên chén đĩa và nhúng luôn vào chậu nước sạch ngay sau khi rửa xong. Lần cuối cùng xả nhanh dưới vòi nước chảy, đó là cách an toàn nhất mà chúng ta nên làm để không bị độc hại do nước rửa chén chưa sạch.

Sau khi rửa chén bát, chỉ tráng qua loa

Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do “không có thời gian” nên khi rửa chén thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt chén đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.

Theo Phương Vũ/ Gia đình VN