Thịt vịt kỵ gì là mối quan tâm chung của chị em nội trợ khi muốn chế biến thịt vịt thành món ăn ngon cho gia đình. Dù có giá trị dinh dưỡng cao và tạo ra rất nhiều món ăn ngon miệng nhưng thịt vịt kỵ một số thực phẩm mà bạn cần đặc biệt lưu ý.

08:25 12/06/2020

Thịt vịt là món ăn quen thuộc của người Việt Nam có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác tạo thành những món ăn ngon. Tuy vậy, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với thịt vịt, nhiều món kết hợp với nhau còn có độc tố vô cùng đáng sợ. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem thịt vịt kỵ gì để tránh trường hợp ngộ độc đáng tiếc.

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt là món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Đây là loại thịt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, chắc và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g thịt vịt có đến 25g protein, 201 calorie và vô số những dưỡng chất có lợi cho >sức khỏe như canxi, protit, lipit, phosphor, kẽm, các loại vitamin A, B, E, K…

Trong máu vịt có nhiều axit oleic và thành phần dầu tương tự dầu ô liu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, trong Đông y, thịt vịt có tác dụng dưỡng vị, tư âm, lợi thủy tiêu thũng, giải độc rất có lợi cho sức khỏe.

Các bà nội trợ nên lưu ý đến chuyện thịt vịt kỵ gì để tránh ngộ độc cho gia đình - Ảnh minh họa: Internet

Ở những người mắc bệnh lao phổi và ung thư, thịt vịt rất tốt để bồi bổ trong quá trình hóa trị, xạ trị. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong thành phần, thịt vịt rất tốt cho những người suy nhược cơ thể, thể chất yếu, chán ăn, sốt, phù nề, đổ mồ hôi đêm, phụ nữ kinh nguyệt ít…

Ngoài ra, thịt vịt có thể chữa chứng yếu sinh ký, tăng khả năng sinh lý cho cả nam và nữ. Thế nên những quý ông gặp tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” thì nên tìm cách bổ sung thịt vịt để cải thiện vấn đề này.

Thịt vịt kỵ gì? 

Thịt vịt là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon, vừa bổ. Thịt vịt cũng khá dễ kết hợp với những thực phẩm khác để tạo thành những món đặc sản. Tuy vậy, có ba loại thực phẩm không bao giờ nên kết hợp với thịt vịt vì sẽ tạo ra độc tính mà chị em phụ nữ nên lưu ý.

Thịt vịt kỵ ba ba

Dù đều là hai loại thực phẩm đặc biệt dinh dưỡng nhưng nếu kết hợp thịt vịt với ba ba chắc chắn sẽ gây ra đại họa. Hai loại thực phẩm này có những chất kỵ nhau trong thành phần dinh dưỡng nên nếu ăn chung sẽ gây ra tiêu chảy, phù thũng.

Thịt ba ba không nên kết hợp với thịt vịt - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, thịt vịt có nhiều đạm trong khi thịt ba ba lại chứa quá nhiều hoạt chất sinh học nên sẽ làm biến chất đạm và giảm giá trị dinh dưỡng của nhau xuống. Vì thế, cần có một lưu ý đặc biệt không bao giờ nên kết hợp thịt vịt và thịt ba ba thành một món ăn vì sẽ không hề tốt cho cơ thể.

Thịt vịt kỵ với quả mận

Mận là một loại trái cây rất ngon nhưng lại gây ra nóng trong người trong khi đó thịt vịt có tính hàn giải nhiệt tốt cho cơ thể. Nhưng nếu kết hợp hai loại thực phẩm này hoặc ăn sát thời gian với nhau sẽ gây ra bệnh chướng bụng, khó tiêu rất có hại cho tiêu hóa.

Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt đặc biệt kỵ mận vì những tính chất trái ngược - Ảnh minh họa: Internet

Vì vây tuyệt đối không nên ăn mận quá gần thời gian ăn thịt vịt vì không những mất chất mà còn đem đến những hậu quả khó lường.

Thịt vịt kỵ tỏi

Nhiều người thường đặt câu hỏi thịt vịt ăn với tỏi có sao không. Câu trả lời dành cho họ sẽ là có vì tỏi cũng có tính nóng giống như quả mật ở trên. Thịt vịt có tính hàn trong khi tỏi là loại thực phẩm đại nhiệt nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Tương tự như mận, thịt vịt khá tương khắc với tỏi - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, khi kết hợp lại với nhau, những dưỡng chất trong hai loại thực phẩm này cũng sẽ bị tiêu biến khiến việc ăn uống không hiệu quả.

Bên cạnh 3 loại thực phẩm trên thì thịt vịt cũng dễ xung khắc với khá nhiều những món ăn và loại gia vị khác. Đó có thể là thịt thỏ, mộc nhĩ, hồ đào, kiều mạch, hạt óc chó… Thịt vịt khi kết hợp với trứng gà cũng rất có hại vì làm ảnh hưởng đến nguyên khí trong cơ thể.

Ngoài ra, nếu kết hợp với thịt rùa thì có thể rơi vào tình trạng “âm thịnh dương suy”, có khả năng gây ra phù nề và tiêu chảy cao.

Những đối tượng không nên ăn thịt vịt

Đối với các bà nội trợ ngoài việc phải quan tâm thịt vịt kỵ gì thì nên lưu ý đến chuyện những đối tượng nên tuyệt đối kiêng thịt vịt vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Người đang bị ho

Trong thành phần của thịt vịt có chứa chất tanh trong khi đó những người bị họ phải kiêng tanh vì có thể khiến việc thở trở nên khó khăn. Mùi tanh trong thịt vịt rất dễ khiến cho bệnh ho trở nên trầm trọng và lâu khỏi hơn. Thế nên, nếu đang bị họ thì không nên ăn thịt vịt cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Thịt vịt không tốt cho người đang bị ho - Ảnh minh họa: Internet
 

Người đang bị cảm lạnh

Thịt vịt có tính hàn, thường giúp giải nhiệt rất tốt cho cơ thể. Thế nhưng với những người bị cảm lạnh, việc ăn thực phẩm có tính hàn sẽ khiến họ bị lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy và làm họ khó chịu hơn. Thế nên, những người bị cảm lạnh thường được các bác sĩ khuyên không nên ăn thịt vịt vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng và lâu khỏi hơn.

Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt không nên dùng cho người bệnh cảm lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Người có thể trạng hàn lạnh

Thịt vịt có tính hàn nên những người có thể trạng hàn lạnh nếu ăn thịt vịt sẽ tăng nguy cơ bị lạnh bụng. Điều này sẽ khiến bạn chán ăn, tiêu chảy và kéo theo hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa khác.

Thịt vịt có tính hàn nên những người có thể trạng hàn lạnh nếu ăn thịt vịt sẽ tăng nguy cơ bị lạnh bụng - Ảnh minh họa: Internet

Người có hệ tiêu hóa kém

Những người có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyên không nên ăn thịt vịt bởi thịt vịt có chứa nhiều chất béo. Nếu người bệnh mắc phải những vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy mà bổ sung quá nhiều chất béo động vật sẽ là một gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn ngay sau khi dùng thịt vịt.

Thịt vịt không tốt cho người có hệ tiêu hóa kém - Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh gout

Thịt vịt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là purin và protein rất cao có thể khiến axit uric trong người tăng cao. Điều này là không tốt cho tình trạng của những người bị bệnh gout nên thịt vịt cũng nằm trong danh sách những món cần kiêng cữ để tránh bệnh nặng hơn.

Thịt vịt kỵ gì? Thịt vịt không hề tốt cho người bị bệnh gout vì có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn - Ảnh minh họa: Internet

Người mắc các bệnh lý về xương khớp

Với những người có vấn đề về xương khớp, đặc biệt là đau xương khớp thì nên tránh ăn thịt vịt nói riêng cũng như những loại thực phẩm có tính hàn nói chung. Những loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và xương khớp sẽ càng đau nhức hơn.

Những người bị đau xương khớp nên tránh ăn thịt vịt - Ảnh minh họa: Internet

Người đang có vết thương hở do phẫu thuật hoặc tai nạn

Thịt vịt là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm và collagen cao nên có khả năng kích thích ra da mới rất nhanh. Với những người đang có vết thương hở, việc ăn thịt vịt sẽ khiến ra non ra nhiều hơn mức bình thường, tạo ra những vết sẹo lồi trong quá trình lành bệnh. Bên cạnh đó, thịt vịt có thể tăng khả năng viêm, đau nhức, làm mủ và khiến vết thương ngứa hơn.

Thịt vịt có thể kích thích ra da non, làm xuất hiện sẹo - Ảnh minh họa: Internet

Gợi ý những thực phẩm có thể kết hợp với thịt vịt

Nếu tìm hiểu quá nhiều về chuyện thịt vịt kỵ gì thì nhiều người hẳn sẽ băn khoăn vì quá nhiều thực phẩm không thích hợp để ăn với thịt vịt. Nhưng bạn không nên quá lo lắng vì thịt vịt không phải kỵ tất cả. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể kết hợp thịt vịt với những thực phẩm sau để mang đến những bữa ăn dinh dưỡng và an toàn cho gia đình.

Củ mài

Thịt vịt có hàm lượng chất béo cao trong thành phần dinh dưỡng. Thế nên nếu kết hợp thịt vịt với củ mài (hoài sơn) thì có thể cân bằng dinh dưỡng, giảm được hàm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể.

Củ mài có thể cân bằng dinh dưỡng trong thịt vịt - Ảnh minh họa: Internet

Cháo

 Để giảm đi hàm lượng chất béo trong thịt vịt, bạn còn có thể đem nấu cháo. Cháo vịt có thể cân bằng lượng chất béo trong thịt vịt đồng thời giúp bạn đào thải những chất dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Bên cạnh những tác dụng về mặt dinh dưỡng thì cháo vịt là một món ăn nổi tiếng ngon miệng và rất dễ ăn cho tất cả mọi đối tượng.

Cháo vịt là món ăn người Việt rất yêu thích - Ảnh minh họa: Internet

Cải thảo 

Thịt vịt chứa nhiều chất béo, protein và cholesterol trong thành phần dinh dưỡng. Còn cải thảo lại là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Thế nên, việc kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi cholesterol trong máu, có tác dụng phòng tránh nhiều bệnh về đường tim mạch.

Cải thảo cũng có thể cân bằng dinh dưỡng với thịt vịt khi kết hợp - Ảnh minh họa: Internet

Dưa chua

Dưa chua có nhiều axit, có thể dung hòa lượng chất béo cao có trong thịt vịt. Chính vì thế khi kết hợp với nhau sẽ rất tốt trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong y học dân gian, đây còn là bài thuốc cho những người bị sốt nhẹ, ăn ít, sưng phù hoặc khô miệng.

Dưa chua có thể ăn kèm với thịt vịt để giải ngán - Ảnh minh họa: Internet

Chanh

Chanh có nhiều vitamin C nên có tác dụng giải ngấy của món thịt vịt, giúp bạn ăn ngon miệng hơn và cơ thể hấp thụ tốt nhất lượng chất dinh dưỡng từ thịt vịt. Với những bà nội trợ, món vịt hầm chanh muối hẳn là món ăn quá quen thuộc, vừa ngon lại vừa có lợi cho sức khỏe.

Chanh có nhiều vitamin C nên có tác dụng giải ngấy của món thịt vịt - Ảnh minh họa: Internet

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị những bệnh về da và giúp da đẹp hơn. Trong khi đó, theo Đông y, thịt vịt cũng có tác dụng tiêu sưng, trị mụn độc và nhiệt độc nên nếu kết hợp sẽ trở thành một món ăn kiêm bài thuốc rất giá trị với làn da.

Kim ngân hoa là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị những bệnh về da - Ảnh minh họa: Internet

Với các bà nội trợ, ngoài chuyện thịt vịt kỵ gì thì có thể tìm hiểu thêm về cách kết hợp và chế biến thịt vịt để có được những món ăn vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe trong bài viết. Ngoài ra cũng nên lưu ý về những đối tượng cần kiêng thịt vịt để không xảy ra tình trạng ngộ độc hoặc bệnh trầm trọng hơn. 

Theo Trần Trang (T.H)/Phụ Nữ Sức Khỏe