Vào ngày hè oi bức, rau muống luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt. Nhưng ít ai biết rằng loại rau này có thể gây hại cho một số người. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Lạ Đặng 13:34 14/12/2022

Không ai có thể phủ nhận mức độ phổ biến của những món ngon từ rau muống trong ẩm thực Việt. Nhưng không chỉ có vậy, loại rau dân dã này còn mang rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe người dùng nữa nhé! Tuy vậy, vẫn có những trường hợp không thể sử dụng loại rau này. Cụ thể là những đối tượng nào không nên ăn rau muống luộc và các cách chế biến từ loại rau này? Hãy cùng khám phá câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây nhé!

 Rau muống - loại rau dinh dưỡng vô cùng quen thuộc với các bữa cơm gia đình Việt!

1. Những lợi ích của rau muống đối với sức khỏe

+ Giảm cholesterol

Rau muống luộc hay xào là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên. .

+ Điều trị vàng da và các vấn đề về gan

Theo Medical Health Guide, y học cổ truyền Ấn Độ đã sử dụng rau muống để điều trị các chứng vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

+ Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Nhờ chứa nhiều chất xơ, rau muống luộc giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này hỗ trợ tích cực cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc từ rau cũng có thể chữa các bệnh này.

Nhờ chứa nhiều chất xơ, rau muống luộc giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên

+ Hỗ trợ người bị thiếu máu

Sắt là khoáng chất vô cùng thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Do đó, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.

+ Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng ăn rau muống luộc hay xào thường xuyên có thể giúp kích thích sự phát triển các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, chúng cũng được sử dụng để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

+ Bảo vệ tim

Trong rau muống chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.

Trong rau muống chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Ngoài ra, folate trong rau muống giúp chuyển đổi homocysteine - một loại hóa chất khi ở mức độ cao có khả năng gây đau tim hoặc đột quỵ. Khoáng chất magie có mặt trong rau muống còn giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim.

+ Ngăn ngừa ung thư

Trong rau muống có chứa 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, thích hợp để phòng ngừa ung thư (dạ dày, trực tràng, vú, da). Các chất này có tác dụng hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp thay đổi điều kiện sinh sôi của các tế bào ung thư và tăng môi trường tế bào tự nhiên.

+ Tăng cường miễn dịch

Ăn rau muống luộc thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

Ăn rau muống luộc thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

+ Có lợi cho mắt

Rau muống còn rất giàu vitamin A, carotenoid và lutein. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt, chúng giúp làm tăng nồng độ glutathione - một hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

+ Lợi ích sức khỏe khác

Ngoài những tác dụng tuyệt vời nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, chảy máu mũi, đau răng,… Chúng cũng là loại thuốc an thần cho những người mất ngủ hoặc khó ngủ.

Rau muống luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của các gia đình Việt

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, những đối tượng người dưới đây không nên thưởng thức các món ăn chế biến từ rau muống, dù là món luộc hay xào.

2. Những người không nên ăn món rau muống luộc hay xào

Người bị viêm khớp

Nếu đang bị đau nhức, viêm xương khớp, chúng ta không nên ăn rau muống bởi nó có thể khiến cho chỗ đau càng thêm khó chịu, bức bối.

Nếu đang bị đau nhức, viêm xương khớp, chúng ta không nên ăn rau muống 

Người bị sỏi thận

Trong loại rau quen thuộc này có chứa một lượng lớn oxalate, chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ kết tủa ở thận, tạo sỏi, nên những người bị sỏi thận không nên ăn rau muống.

Người bị bệnh gút

Rau muống là loại rau giàu chất đạm thực vật nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho những người bị bệnh, nhất là người đang mắc bệnh gút. Vì thế những đối tượng này cần phải tránh ăn loại thực phẩm có chứa lượng đạm cao.

Rau muống là loại rau giàu chất đạm thực vật nên nó không phải là món ăn lý tưởng cho người đang mắc bệnh gút

Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng

Cũng theo các chuyên gia, trong rau muống thường chứa một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn rất phổ biến tên là Fasciolopsis buski. Loại ký sinh trùng này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ.

Trong rau muống thường chứa một số loại ký sinh trùng khi ăn sống hoặc nấu chưa chín kỹ!

Hơn thế nữa, chúng có thể bám vào thành ruột, gây ra các chứng dị ứng, khó tiêu, đau bụng. Do đó, nếu là người có bụng dạ yếu tốt nhất mọi người không nên ăn rau muống để tránh rước họa vào thân.

Người đang uống các loại thuốc đông y

Nếu đang phải sử dụng các loại thuốc Đông y, dù thèm mấy chúng ta cũng không nên ăn rau muống vì nó có thể gây giã thuốc, làm mất hết tác dụng quý báu của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Người mới phẫu thuật

Những người đang có mụn nhọt mới vỡ hoặc vết thương chưa lành, mới phẫu trị không nên dùng rau muống luộc hay xào vì sẽ bị lồi thịt.

Những người mới phẫu thuật không nên ăn rau muống, kẻo bị lồi thịt, mất thẩm mỹ!

 

 3. Ăn rau muống thế nào cho đúng?

Muốn ăn rau muống đúng nhất để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia >dinh dưỡng khuyên rằng khi ăn loại thực phẩm này, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch rau và ngâm nước muối loãng.

Ngoài ra, nên tránh ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn vì điều này có thể làm người dùng mắc các bệnh đường ruột như: sán lá gan, khó tiêu, đầy bụng, dị ứng…

Cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch rau và ngâm nước muối loãng!

Khi ăn rau muống, nên chọn những cây rau có cọng nhỏ vì sẽ giòn, ngon hơn những cây rau muống cọng to. Nếu có điều kiện, nên tự trồng rau muống trong vườn nhà để tránh ăn phải rau muống bị phun thuốc trừ sâu hay được trồng ở những khu vực nhiễm giun sán.

4. Cách luộc rau muống ngon

- Ngâm, rửa sạch rau muống cùng với nước muối pha loãng. Rồi rửa sạch lại 2-3 lần bằng nước sạch, để ráo nước trước khi luộc.

- Nên luộc rau muống trong nồi nhiều nước, đảm bảo nước ngập mặt rau.

- Đợi đến khi nước thật sôi mới cho rau muống vào luộc để tránh làm rau muống bị thâm đen.

- Việc luộc rau muống ở lửa lớn thì rau muống luộc sẽ ngon hơn.

- Để rau muống tươi ngon khi luộc và có màu xanh đẹp mắt, nên cho thêm một ít muối ăn vào nồi nước.

- Nên cho vào nồi nước luộc một muỗng dầu ăn trước khi vớt rau muống ra. Cách làm này sẽ giúp rau muống tươi, xanh và có độ bóng đẹp mắt.

- Rau muống sau khi luộc chín thì nhanh chóng vớt ra và cho ngay vào một thau nước lạnh. Nước lạnh sẽ giúp giữ rau luôn được giòn, tươi xanh và không bị thâm đen. Khi nào ăn, bạn chỉ việc vớt rau ra rổ, để cho ráo nước là được.

- Có thể ăn rau muống luộc kèm với nước mắm nhĩ, nước mắm pha tỏi ớt. Ngoài ra, vẫn có người thích ăn rau muống luộc với nước tương hoặc chao.

Nên luộc rau muống trong nồi nhiều nước, đảm bảo nước ngập mặt rau!

Hy vọng bài viết trên đã giúp cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả về các đối tượng không nên ăn rau muống luộc hay các món được chế biến từ loại rau này. Còn những người bình thường thì lời khuyên là nên thường xuyên bổ sung loại rau bổ dưỡng vào thực đơn để chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình nhé! Chúc các độc giả luôn vui tươi và tràn đầy sức khỏe, năng lượng mỗi ngày nhé!

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe