Lò vi sóng là một phát minh thật tuyệt vời. Tuy nhiên, hãy thận trọng, có một số loại thực phẩm mà bạn không nên hâm nóng trong lò vi sóng, vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

05:00 15/11/2018

Khoai tây

Khoai tây đã nấu chí và khi đã để nguội ở nhiệt độ phòng một thời gian sẽ xuất hiện một loại vi khuẩn gọi là ngộ độc botulism có thể phát triển mạnh khi bỏ vào lò vi sóng làm nóng lại. Vì vậy tốt nhất là làm lạnh khoai tây của bạn trực tiếp ngày sau khi nấu chúng mà không có ý định ăn ngay, hoặc nhận ra không thể ăn hết được. Sau khi chúng đã được làm lạnh trong tủ lạnh sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào, và bạn có thể bỏ chúng vào lò vi sóng để làm nóng lại.

Gà bị nguội và hâm nóng lại là chuyện quá bình thường, nhưng hãy cảnh giác với việc đặt nó trong lò vi sóng, trừ khi bạn chắc chắn gà đã được chín toàn bộ. Bởi lò vi sóng đôi khi có thể nấu thức ăn không đồng đều, có nghĩa là vẫn vi khuẩn còn lại trên thịt gà nếu nó không được nấu chín kỹ.

Cơm nguội

Nếu cơm để ở nhiệt độ phòng lâu nó có thể chứa các bào >tử vi khuẩn có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm, theo Cơ quan Y tế Quốc gia (NH) S. Lò vi sóng sẽ không giết chết vi khuẩn, vì vậy bạn nên ăn cơm nóng vừa nấu, hoặc làm lạnh nó ngay lập tức sau khi nấu hâm nóng sau đó bằng lò vi sóng.

Nấm

Nấm là một loại rau không nên hâm nóng trong lò vi sóng. Bởi nấm có thể gây khó chịu dạ dày khi hâm nóng lại với vi chất >dinh dưỡng trong chúng, vì vậy một lần nữa, cách tốt nhất là ăn nấm ngay khi vừa nấu chín. Vi khuẩn cũng có thể mọc trên nấm nếu chúng để lâu ở nhiệt độ phòng.

Thực phẩm có nhiều dầu

Tất cả các loại dầu có thể chịu được mức nhiệt khác nhau, nhưng nếu mức đó vượt quá, nó tạo ra khói độc và các chất độc hại này có thể gây ra các vấn đề như ung thư. Ngoài ra tránh hâm nóng thức ăn có nhiều dầu trong lò vi sóng, vì chúng có thể nóng quá và gây bỏng.

Sữa mẹ

Nếu bạn có con, hãy tránh hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi sóng làm nóng sữa và thực phẩm không đều, dẫn đến “điểm nóng” có thể đốt cháy miệng và cổ họng của bé.

Nói chung, khi hâm nóng thức ăn, hãy đảm bảo chúng đã được nấu ở nhiệt độ cao và không ăn bất kỳ thức ăn thừa nào lâu hơn ba ngày để đảm bảo thức ăn vẫn an toàn và không có vi khuẩn hoặc nấm mốc nào mọc trên đó.

Theo Hàn Ly/ Dân việt