Nhìn chung, sau một thời gian thì những người ăn theo chế độ ăn kiêng này đã giảm lượng calo tới hơn 1/3, lượng mỡ cơ thể cũng giảm đi trong khi họ không phải bỏ lỡ những thực phẩm mình ưa thích.

05:00 30/08/2019

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Graz tìm kiếm 60 người trong độ tuổi 48-52, có chỉ số khối cơ thể trung bình là 25,5 - được coi là chỉ trong phạm vi thừa cân của NHS tham gia nghiên cứu. Những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu phải nhịn ăn trong 36 giờ, sau đó họ được ăn thoải mái trong 12 giờ và lại tiếp tục nhịn ăn 36 giờ tiếp theo, liên tục như vậy. Kiểu ăn kiêng này có tên gọi là nhịn ăn xen kẽ (ADF).

Trong 4 tuần, một nhóm được ăn theo chế độ ăn bình thường hoặc ăn như họ muốn. Nhóm còn lại ăn theo chế độ ăn kiêng ADF. Nhóm ADF đã được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo họ không tiêu thụ bất kỳ calo nào trong 36 giờ, sau đó được thưởng thức bất cứ thứ gì họ muốn trong 12 giờ. Họ cũng được yêu cầu điền vào nhật ký ghi lại những ngày nhịn ăn của họ.

Các nhà khoa học tin rằng, đây là cách giảm cân dễ dàng hơn rất nhiều so với việc đếm calo. Nhìn chung, sau một thời gian thực hiện thì lượng calo họ tiêu thụ đã giảm hơn 1/3 (khoảng 37%), lượng mỡ cơ thể cũng giảm đi trong khi họ không phải bỏ lỡ những thực phẩm mà mình ưa thích. Không những thế, lượng hóa chất trong cơ thể những người này cũng được đánh giá là thấp hơn, điều này có lợi cho >sức khỏe vì hóa chất thường có liên quan đến tuổi tác, bệnh tật.

Những trào lưu ăn kiêng, giảm cân có thể gây hại sức khỏe thậm chí có người mất mạng nhưng hầu hết chị em vẫn bất chấp làm theo

Trả lời cho câu hỏi tại sao việc hạn chế calo và nhịn ăn cách ngày lại có tác dụng giảm cân đến vậy, tiến sĩ Thomas Pieber, thuộc Đại học Y khoa Graz, nói rằng: "Điều thú vị trong việc ăn kiêng cách ngày nghiêm ngặt này là không yêu cầu người tham gia đếm bữa ăn và lượng calo tiêu thụ trong khoảng thời gian được ăn. Họ chỉ cần tuân thủ việc không được ăn bất cứ thứ gì trong cả một ngày".

Giáo sư Harald Sourij, đồng tác giả, cho biết: "Chúng tôi thấy trung bình, trong suốt 12 giờ khi họ có thể ăn uống bình thường, những người tham gia nhóm ADF đã bù đắp một phần lượng calo đã mất từ lúc nhịn ăn, nhưng không phải tất cả".

Trong những năm gần đây, đã có một sự đột biến về chế độ ăn kiêng, bao gồm nhịn ăn gián đoạn, chế độ ăn kiêng 5: 2 và nhịn ăn xen kẽ (ADF).

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng ADF là "một trong những biện pháp can thiệp chế độ ăn kiêng khắc nghiệt nhất", nhưng lại có khả năng thành công hơn là chỉ cắt giảm lượng calo.

Đối với chế độ ăn kiêng hạn chế calo trong ngày, những người áp dụng nó nếu không cẩn thận có thể dẫn đến suy >dinh dưỡng. Cũng có bằng chứng cho thấy ăn kiêng kiểu đó có thể làm tổn hại hệ thống miễn dịch bằng cách giảm các tế bào bạch cầu.

Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu, ăn kiêng kiểu ADF dường như không đe dọa hệ thống miễn dịch.

Mặc dù có ưu điểm như vậy nhưng các nhà nghiên cứu không khuyên bạn nên áp dụng ngay ADF trong thời gian dài vì vẫn cần có thêm những nghiên cứu khác nữa tìm hiểu sâu về chế độ ăn này. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch nghiên cứu ảnh hưởng của ADF ở các nhóm người khác nhau bao gồm cả những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường.

Giáo sư Madeo nói: 'Chúng tôi cảm thấy rằng, đó là một chế độ ăn tốt mà những người béo phì cần giảm cân có thể áp dụng trong vài tháng. Nó thậm chí còn có thể là một can thiệp lâm sàng hữu ích trong việc giảm các bệnh do viêm. Tu nhiên, chúng tôi khuyên mọi người không nên nhịn ăn nếu bị nhiễm virus, vì hệ thống miễn dịch có thể cần năng lượng ngay lập tức để chống lại virus".

Theo Tr. Thu/ Helino