Dù trứng được chứng minh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng đối với nhóm người dưới đây trứng rất "độc", càng nên hạn chế ăn càng tốt.
Trứng là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng có hàm lượng lớn các chất >dinh dưỡng quý cho >sức khỏe như: Phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt, trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.
Một số công dụng của trứng:
- Giúp cải thiện trí nhớ: Vì trứng rất giàu choline – một thành phần quan trọng của màng tế bào tổng hợp, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ và tăng khả năng tập trung.
- Bảo vệ thị lực: Lutein và zeaxanthin có trong lòng đỏ trứng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có lợi trong việc giảm tác hại của tia cực tím đối với mắt, giảm mỏi mắt và bảo vệ thị lực.
- Giảm cân: Ăn trứng giúp bạn có cảm giác no lâu, từ đó giảm tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày và giúp giảm cân.
- Làm đẹp: Trứng có chứa lượng chất sắt phong phú. Phụ nữ nếu ăn nhiều trứng có thể giúp bổ sung máu và đóng vai trò >làm đẹp.
Dù trứng ngon lành và bổ dưỡng đến vậy nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng. Nguyên nhân chính là vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu.
Các chuyên gia của trang Aboluowang mới đây đã chỉ ra 6 đối tượng cần hạn chế ăn trứng:
1. Bệnh nhân bị bệnh gan
Mặc dù trứng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng bệnh nhân mắc bệnh gan vẫn nên hạn chế ăn trứng. Lý do là vì lòng đỏ trứng chứa chất béo và cholesterol.
Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522mg.
Nếu người bệnh ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan.
2. Người bệnh thận
Bệnh nhân mắc bệnh thận có chức năng thận kém và rất khó chuyển hóa các thực phẩm giàu protein như trứng. Nếu bạn ăn quá nhiều, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm bệnh tình trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bệnh nhân thận không thích hợp để ăn quá nhiều trứng.
3. Những người bị dị ứng với trứng
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ. Điều này là do protein trong trứng có tính kháng nguyên nhất định. Khi nó tương tác với các tế bào có kháng thể trong dạ dày, nó sẽ gây ra phản ứng dị ứng, đau dạ dày và phát ban. Do đó, những người bị dị ứng với protein nên tránh ăn trứng.
4. Người mắc bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada), những người có tiền sử bệnh tim mạch nếu thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Bên cạnh đó, người bị xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành cũng không nên ăn trứng vì hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà sẽ làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.
5. Người đang sốt
Ăn trứng gà khi bị sốt sẽ khiến cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, bệnh sốt sẽ càng thêm nặng. Chính vì vậy nếu bạn đang bị sốt thì không nên ăn trứng gà mà nên uống nhiều nước, ăn rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
6. Người bị tiêu chảy
Người đang bị tiêu chảy cũng cần phải kiêng ăn trứng bởi đây thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Nên ăn bao nhiêu trứng để đảm bảo sức khỏe:
- Trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng: 3 lần/tuần, mỗi lần ăn 1 nửa lòng đỏ trứng gà qua cách nấu bột, nấu cháo.
- Trẻ 7 tháng: Mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
- Trẻ 8-9 tháng: Mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà.
- Trẻ 10-12 tháng: Mỗi bữa ăn 1 quả, cả lòng đỏ lẫn lòng trắng.
- Trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả/tuần.
- Người lớn: Ăn 3-4 quả/tuần.
Lưu ý: Bệnh nhân cao huyết áp hoặc có cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng gà nhưng chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần.