Lẩu là món ăn dễ ‘gây nghiện' trong những buổi liên hoan bạn bè. Một nồi lẩu chất lượng đòi hỏi nguyên liệu tươi và cách chế biến, đặc biệt là không được mắc những sai lầm tai hại khi ăn lẩu dưới đây.
1. Không nhúng chín đồ ăn
Nhiều người có thói quen chỉ nhúng tái thịt (nhất là thịt bò) hoặc rau ăn kèm vì cho rằng với món lẩu phải như vậy mới ngon, ngọt thịt và không mất chất >dinh dưỡng.
Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cơ thể, bởi vì hành động nhúng thức ăn không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn ẩn mình trong thực phẩm tươi sống.
Nhiều trường hợp nhiễm giun sán và các bệnh về đường tiêu hóa vì ăn đồ chín tái chính là lời cảnh báo đến những ai có thói quen tai hại khi ăn lẩu này.
Theo chia sẻ các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì khi ăn lẩu bạn nên để thức ăn chín để không bị đau bụng, tiêu chảy. Đồng thời không được để giun sán có cơ hội làm hại hệ tiêu hóa của bạn.
2. Thích ăn lẩu lúc thật nóng
Phần lớn khi ăn lẩu chúng ta đều ăn lẩu nóng sôi sùng sục thì thức ăn mới có thể chín được và ăn nóng sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều.
Bởi đồ ăn nóng khiến cho cổ họng của bạn phải chịu rất nhiều tổn thương lâu dần sẽ khiến chúng suy nhược gây bỏng rát, ảnh hưởng tới >sức khỏe.
Theo nghiên cứu dinh dưỡng của cơ quan Ung thư quốc tế (IARC), thói quen dùng thức ăn hoặc đồ uống trên 65 độ C gây tổn thương khoang miệng, dạ dày và tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Nếu ăn lẩu ở nhiệt độ cao kèm gia vị cay nóng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị kích thích và làm tổn hại đến sức khỏe. Tốt nhất là bạn hãy cho thức ăn ra bát, thổi nguội bớt rồi mới ăn.
3. Cho quá nhiều gia vị, quá chua hoặc cay
Thói quen ăn lẩu chua hoặc cay trở nên khá phổ biến nhất là khi bạn dùng nước lẩu thái. Mùi vị chua cay sẽ dễ ăn hơn và giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Nhằm tăng hương vị cho nước lẩu thì tại các hàng quán, người ta thường cho khá nhiều gia vị như bột ngọt, sa tế, nước màu… tuy giúp nồi lẩu trông hấp dẫn hơn nhưng thực chất lại rất nghèo dinh dưỡng, thậm chí chứa nhiều phẩm màu độc hại mà chúng ta không biết.
Khi bạn ăn quá chua hay cay quá thì dễ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn khiến cho sức khỏe suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho bạn dễ bị rơi vào tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Bạn có thể yêu cầu chủ quán không cho quá nhiều gia vị hoặc để chắc ăn thì nên tự chuẩn bị một nồi lẩu thơm ngon và thưởng thức tại nhà cùng người thân, bạn bè.
4. Ăn lẩu với tất các các thực phẩm trộn lẫn
Việc bạn ăn lẩu là cho tất các thực phẩm hỗn độn vào một nồi nước dùng, mà không cần biết rằng chúng có thật sự phù hợp với nhau hay không. Chính thói quen này khiến cho bạn sẽ mắc >sai lầm khi ăn lẩu đó là đưa những thực phẩm kỵ nhau vào chung một nồi lẩu.
Rất nhiều người không biết rằng lẩu hải sản không hợp với cà chua, hay thịt gà thì không nên ăn rau mồng tơi dễ gây nhiều bệnh tác dụng phụ. Hay thịt bò và thịt lợn không nên ăn chung một lúc ăn nhiều gây sỏi thận.
Hay lẩu thịt bò không nên ăn cùng rau mồng tơi vi dễ gây đầy hơi, khó tiêu và đau bụng. Lẩu riêu cua sườn sụn không ăn chung với rau cần tây, khoai lang, khoai tây vì dễ tác động không tốt tới sự hấp thu protein khiến tích tụ sỏi trong cơ thể.