4 loại rau được cổ nhân xếp là 'trường thọ', quý hơn cả nhân sâm, lại mọc rất nhiều ở Việt Nam mà nhiều người không để ý.
1. Nấm hương
Nấm hương được sử dụng từ rất lâu, với nguồn >dinh dưỡng dồi dào, hương vị ngon và thơm, nấm hương được coi như "vua của các loại nấm".
Chu Nguyên Chương - hoàng đế của triều đại nhà Minh Trung Quốc thường ăn nấm hương và coi nó giống như một loại "rau trường sinh".
Nấm hương chứa nhiều chất đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, nhôm, sắt, magiê...
Không chỉ bổ sung chất sắt cho cơ thể, nấm hương còn giúp cơ thể giải độc bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, bổ thận.
2. Rong biển phổ tai (Kombu)
Rong biển phổ tai là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Giáo sư Trương Hồ Đức thuộc trường Đại học Trung y dược Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết rong biển phổ tai có chứa hàm lượng i-ốt cao, giàu canxi, photpho, sắt, muối, vitamin A, B1, B12 và C.
Thành phần sodium alginate có trong loại rong biển phổ tai giúp hạ huyết áp, có tác dụng trong phòng ngừa bệnh bạch cầu và đau nhức xương.
Tinh bột rong biển phổ tai Kombu cũng giúp giảm lượng mỡ trong máu, giúp phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch, giảm cholesterol.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn canh rong biển phổ tai để mang lại nhiều lợi ích >sức khỏe.
Tuy nhiên, người có vấn đề về dạ dày và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều.
3. Dương xỉ (rau dớn)
Loại cây mọc phổ biến ở vùng núi hoang dã có tên dương xỉ (hay còn gọi là rau dớn) còn được gọi là siêu thực phẩm.
"Mười mấy năm trước, tôi đã tích cực sử dụng thực phẩm giàu protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và vitamin, giá trị dinh dưỡng cao này”, Ông Trương Hồ Đức giải thích.
Trong dương xỉ có một số chất ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng. Người xưa thường dùng dương xỉ để điều trị cơn sốt, bệnh eczema, lở loét… Rau dương xỉ (rau dớn) rất phổ biến các tỉnh miền núi.
Khi nấu, các bạn nên chần dương xỉ qua nước sôi để loại bỏ đi vị chát. Thực phẩm này có tính hàn, nên những người bị bệnh liên quan đến dạ dày thì không nên ăn.
4. Rau sam
Theo cuốn sách y học cổ truyền, rau sam có thể dùng tươi hoặc khô. Ngay sau khi hái rau sam về, rau sam tươi được chần sơ qua nước nóng. Sau khi được rửa cho sạch nhớt, rau sam mới phơi hay sấy khô.
Rau sam có thể chế biến với trứng hay thịt lợn, ăn có vị ngọt mát và giòn. Rau sam dân dã cũng được tôn vinh là “thực phẩm trường thọ”
Không chỉ chứa nhiều chất protein, chất béo, đường, chất xơ, canxi và sắt, rau sam còn có tác dụng dược lý cao.
Thực phẩm này còn chứa một lượng lớn norepinephrine, kali và giàu axit citric, axit malic….duy trì đường huyết ổn định, hạ huyết áp và tốt cho tim mạch.
Người xưa cũng dùng rau sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn.