Đối với con người, nhiễm độc chì rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Bởi nhiều trường hợp không có triệu chứng gì nhưng chì đã nhiễm và hủy hoại vĩnh viễn một số cơ quan chức năng trong cơ thể. Dưới đây là 2 thực phẩm đứng số 1 bảng nguy cơ 'nhiễm chì' cao nhất mà người Việt vẫn ăn hàng ngày.
1. Cá, trai, cua, ốc
Các chuyên gia cho biết, sau khi tiến hành kiểm tra xét nghiệm 20 mẫu thủy sản gồm các loại cá, trai,cua, ốc ở 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì có kết quả là hầu hết các loại thực phẩm này đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic...
Trong đó, trai, cua, ốc là những loại thủy sản nhiễm độc chì nặng nhất, nguyên do là vì nó sống ở đáy sông/hồ - nơi có nhiều lớp bùn bị ngấm kim loại nặng.
Thủy sản ở ao hồ đều nhiễm nikel, chrome vượt 10 - 15 lần tiêu chuẩn cho phép WHO (Tổ chức y tế thế giới. Đặc biệt, vào mua khô, mức độ nhiễm chì ở các loại thủy sản còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa.
2. Rau muống
Rau muống là loại rau đứng số 1 trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao nhất, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
Phụ nữ mang thai nếu ăn phải rau muống nhiễm chì có nguy cơ làm cho thai nhi kém phát triển hoặc làm dị tật thai nhi.
Trẻ em ăn phải rau muống nhiễm chì càng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Biểu hiện cấp tính có thể là ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, co giật.
Nhiễm độc mãn tính thì rất khó phát hiện, gây ảnh hưởng đến trí não, khiến cho trẻ trở nên không thông minh nhanh nhẹn, chậm lớn và thiếu máu.
Cách phân biệt rau muống nhiễm chì
Rau muống bị nhiễm chì có thân to hơn bình thường.
Lá rau có màu xanh đen do hấp thụ nhiều kim loại nặng.
Sau khi luộc rau, nước rau muống sẽ có màu xanh nhạt. Khi nguội nước đổi thành màu xanh đen, có vẩn đen kết tủa.
Rau muống nhiễm chì ăn có vị chát chứ không ngọt.
Theo Cục bảo vệ thực vật, con người ăn rau muống bị nhiễm chì có thể bị ngộ độc mạn tính, giãn thể miễn dịch, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Khi cơ thể nhiễm phải chì, chúng sẽ lắng đọng lại ở cơ quan não bộ, tủy, xương gây ra nhiều bệnh tật.
Mức độ nguy hiểm của nhiễm độc chì
Theo WHO, nhiễm độc chì vô cùng nguy hiểm. Khi nó đi sâu vào cơ thể, đầu tiên sẽ tác động lên hệ thống enzyme vận chuyển hydro, từ đó gây rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Dần dần, chì ngấm dần vào máu, gây ngộ độc, tập trung tạ xương gây suy yếu, lão hóa xương nhanh chóng.
Cơ thể sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm khi bị nhiễm độc chì
Hệ thần kinh trung ương bị tác động, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong khi nhiễm chì ở lượng lớn
Trẻ nhỏ chậm phát triển, còi xương, rối loạn hành vi, dị tật bẩm sinh
Phụ nữ đang mang thai bị nhiễm chì sẽ khiến thai nhi kém phát triển, dị tật, sảy thai...
Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh trung ương
Suy giảm tuổi thọ
Làm giảm khả năng thải axit uric qua nước tiểu gây tổn thương thận, suy thận, sỏi thận, gút . Giảm chức năng nội tiết tuyến yên và thượng thận.
Gây co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp, gây bệnh tim mạch
Giảm khả năng thụ thai, sinh sản
Một số thực phẩm có tác dụng giải độc chì mà các mẹ nên cho cả nhà ăn thường xuyên
Tôm khô: Tôm khô là loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất caovị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.
Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều vitamin tốt cho >sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.
Gan: Gan có chứa rất nhiều chất đạm, nhiều vitamin A, sắt rất tốt cho sức khỏe.
Mộc nhĩ đen: Nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc, làm chậm sự lão hóa.
Thịt bò: Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
Vitamin C: Để bảo vệ sức khỏe, hàng ngày bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường thải độc chì.
Trà xanh: Trà xanh có tác dụng điều chỉnh, hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ra ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.