Quýt rất tốt cho sức khỏe nhưng cẩn thận những người này không nên ăn và đừng ăn theo kiểu này kẻo ân hận cả đời.

Lục Thời (TH) 21:38 25/06/2023

Dinh dưỡng có trong quả quýt

Dưỡng chất trong >quýt rất phong phú, trong 100g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, chống sự phát triển của u bướu.

Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính. Trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần >dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, trên thị trường có những loại quýt được ngâm ướp hóa chất để bảo quản được lâu, tránh mất nước và bóng đẹp... Những hóa chất này có thể ngấm sâu vào trong quả quýt, khi ăn có thể gây ra nhiều rủi ro về mặt >sức khỏe. Chính vì vậy, người dân nên hết sức lưu ý khi chọn và mua các loại quýt, cam.

Những ai không nên ăn quýt?

Người bị bệnh vẩy nến

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, cam quýt sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Người vừa phẫu thuật, bệnh tiểu đường

Trong các loại trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng acid citric tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Đây thường là chất thường dùng để chống đông máu. Do đó, người vừa phẫu thuật dạ dày, ruột; vết mổ chưa lành không nên ăn cam, quýt.

Ảnh minh họa: Internet

Người đang đói

Trong cam, quýt có chứa axit, vị chua nên ăn khi đói bụng sẽ bào mòn dạ dày, lâu dài dẫn tới bệnh nguy hiểm.

Người say rượu

Khi say rượu nếu ăn cam, quýt sẽ gây kích thích dạ dày, tạo nhiều axit hơn, dẫn tới chứng ợ nóng, trào ngược. Để giảm tình trạng mất nước khi uống rượu, bạn có thể ăn chuối, dưa hấu...

Ảnh minh họa: Internet

Những người đang cảm, ho

Cam, quýt chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên những người đang bị cảm, ho lại không được khuyên dùng loại quả này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ăn cam, quýt trong lúc bị ho có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Phần vỏ quýt có thể dùng chữa ho, long đờm nhưng múi quýt có chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Trong lúc bị ho cảm, thay vì sử dụng cam, quýt có thể uống các loại nước hoa quả khác như dưa hấu, táo, lê...

Những thời điểm 'đại kỵ' tuyệt đối không được ăn quýt

Không ăn cam trước bữa ăn, khi bụng rỗng

Lý do bởi vì các axit hữu cơ có trong cam sẽ kích thích các màng nhầy của thành dạ dày, đó là có hại cho sức khỏe của cơ thể.

Cuối cùng nhưng không phải là ít, đó là những người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa và các bệnh phổi. Nếu không, nó sẽ dễ dàng dẫn đến đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng, và các triệu chứng khác.

Ảnh minh họa: Internet

Không uống nước cam khi đang uống thuốc kháng sinh

Nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài. Tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.

Không uống nước cam trước khi đánh răng

A xít trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng. Bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của a xít trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của a xít với men răng của bạn.

Ảnh minh họa: Internet

 

Đừng ăn quýt theo kiểu này kẻo sức khỏe bị 'phá nát'

Vỏ quýt tươi không nên ngâm nước uống

Bởi vì vỏ quýt thường được phun một lớp thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo quản, dùng nước rửa không thể sạch hoàn toàn. Vì vậy, tốt nhất không nên dùng vỏ quýt tươi để ngâm trà hoặc rượu để uống. sau khi nhai kỹ vỏ quýt đã rửa sạch cũng phải súc miệng kịp thời.

Không nuốt hạt

Có một số người luôn thắc mắc, không phải rất nhiều người dùng hạt quýt làm thuốc nhưng tại sao lại không được nuốt? CÓ lẽ bạn không biết, nếu nuốt quá nhiều hạt quýt sẽ khiết chúng và một số thức ăn khác có trong dạ dày trộn lẫn với nhau tạo thành cục, gây tắc nghẽn đường ruột và thậm chí có trường hợp nghiêm trọng hơn còn đe dọa đến tính mạng.

Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn với củ cải

Sau khi ăn củ cải, nó sẽ nhanh chóng tạo ra trong cơ thể chất gọi là sulfat sau đó nhanh chóng chuyển hoá thành chất kháng lại hoạt động của hạch tuyến giáp mồ hôi-thiocyanate. Nếu ăn quýt vào thời điểm này, flavonoid trong quýt sẽ bị ruột phân huỷ sau đó chuyển hoá thành axit hydroxybenzoic và axit ferulic. Hai chất này có tác dụng tăng cường ức chế của thiocyanate với tuyến giáp mồ hôi, từ đó gây nên bệnh bướu cổ.

Không uống nước cam gần với sữa

Trong cam có chứa nhiều axit tartaric và vitamin C có thể phản ứng với các prrotein trong sữa khiến cho chúng bị vón cục trong bụng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến cho bạn có thể bị chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Bởi vậy, không nên uống sữa gần với thời gian ăn hoặc uống nước cam trong vòng 1 giờ.

Lục Thời (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe