Nước đậu đen luôn là loại thức uống 'thần dược' khiến chị em nào cũng 'mê mệt', nhưng đa số đều không biết những 'đại kỵ' mà nó mang lại.
Đậu đen là loại cây họ đậu, được trồng nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam. Trong hạt đậu đen có chứa nhiều protein, vitamin A, B, B1 cần thiết, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường >sức khỏe. Vì thế, rất nhiều người đã sử dụng đậu đen rang hãm lấy nước uống.
Nước đậu đen có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như: giúp tiêu mỡ, giảm cân an toàn; hỗ trợ >làm đẹp da; làm chậm quá trình lão hóa, chống ung thư; tăng sức đề kháng cho cơ thể; phòng ngừa và hỗ trợ bệnh thận; kiểm soát tình trạng huyết áp cao;...
Theo các chuyên gia, cũng giống như hầu hết các loại đậu khác, đậu đen được đánh giá cao về hàm lượng chất xơ và protein. Trong đậu đen có chứa nhiều khoáng chất và vitamin mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các sử dụng sai cách thì nó sẽ mang lại những tác hại không ngờ tới, dưới đây là một số ví dụ:
Dùng khi đang uống thuốc
Trong đậu đen chứa các protein, photo, kim loại nặng có thể kết hợp thành các chất kết tủa. Do đó, đối với những người đang uống thuốc, dùng cả nước đậu đen có thể phản ứng và làm giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, hàm lượng axit phytic (chất phản >dinh dưỡng gây cản trở sự hấp thụ khoáng chất từ chế độ ăn uống) trong đậu đen sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất trong cơ thể. Vì vậy, hãy sử dụng nước đậu đen sau 4 giờ khi tiêu thụ các thực phẩm khác.
Hạn chế cho người già và trẻ nhỏ sử dụng
Hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, vì vậy khi uống nước đậu đen dễ gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trong đậu đen còn chứa nhiều Phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… dẫn tới thiếu máu, loãng xương vì vậy trẻ em và người già cũng được khuyên là không nên dùng.
Lưu ý: Những người có cơ địa hàn, người bị loét tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh và sợ lạnh... nên hạn chế vì nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn.
Người có tiền sử bị dị ứng
Nếu có tiền sử dị ứng đậu phộng, đậu nành,..thì hãy cẩn trọng khi dùng đậu đen, chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường, ngứa ngáy hoặc nổi ban đỏ để kịp tới thăm khám và điều trị.
Sử dụng khi đang tiêu chảy, viêm đại tràng
Những người đang mắc bệnh viêm đại tràng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên sử dụng nước đậu đen.
Ngoài ra, đối với trẻ em, người lớn tuổi hay người có thể trạng yếu cũng nên hạn chế sử dụng thức uống này do hàm lượng protein trong đậu đen cao cơ thể sẽ khó tiêu thụ hết lượng protein trong thực phẩm này. Từ đó gây ra vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng.
Không uống nước đậu đen thay nước lọc
Uống nước đỗ đen thay cho nước lọc sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ những chất bên trong cơ thể. Do vậy, người dùng nước đậu đen thay nước lọc có thể cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải. Tốt nhất nên dùng luân phiên, 2-3 lần/tuần. Khi nấu nước đậu đen cũng chỉ nên sử dụng lượng vừa phải; khoảng 20-40 g đậu đen nấu thành nước uống là thích hợp.