Nóng trong người là hiện tượng tích nhiệt bên trong cơ thể. Biểu hiện thường gặp là mất ngủ, da khô, nóng, nổi mụn, nhiệt miệng, chảy máu cam.
Nước chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt.
Chanh có tác dụng thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm, có vị chua, tính mát, giải độc, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa; quy kinh phế, vị và can. Nước chanh có tác dụng thanh nhiệt trị chứng sốt, viêm nhiễm.
Nước chanh là một thứ nước giải khát rẻ tiền, dễ mua, dễ làm. Tuy là thức uống giải khát rất tốt nhưng chớ lạm dụng vì dùng nhiều nước chanh cũng gây tác hại cho >sức khỏe như làm hỏng men răng, hại dạ dày…
Trà mướp đắng chứa nhiều chất chống oxy hóa, lượng vitamin C cao, giàu protein và có hàm lượng nước cao. Uống trà mướp đắng đúng cách giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị hạ men gan, giải độc gan cho người có men gan cao, gan nhiễm mỡ.
Theo nghiên cứu, trong khổ qua rừng có chứa những hợp chất quan trọng giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư hiệu quả.
Trà khổ qua rừng có chứa chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da sáng mịn và giảm nếp nhăn. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn hấp thu glucose vào tế bào, làm ức chế hoạt tính men tổng hợp glucose, giảm mỡ máu, giúp giảm cân hiệu quả.
Đậu đen là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y. Nước đậu đen rang có tác dụng giải nhiệt, trị rôm sảy, mụn nhọt, đặc biệt đem lại vẻ đẹp rạng ngời cho làn da.
Chuẩn bị: đậu đen hạt đều, không bị sâu, móp (khoảng 200g), nước lọc
Cách làm nước đậu đen rang:
• Rang đậu đen trên chảo nóng, lửa nhỏ, đảo đều tay để hạt đậu chín đều.
Khi thấy vỏ đậu tách nhẹ ra và có mùi thơm thì tắt bếp.
• Cho đậu đã rang vào nước đun sôi. Khi nước ngả sang màu đỏ nhạt là có thể đổ ra uống được.
• Nước đậu đen rang có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 2 ngày. Khi uống, bạn có thể cho thêm chút muối để dễ uống hơn.
Trong dưa hấu, nước chiếm 90%. Tất cả các phần của dưa hấu đều ăn được, ngay cả hạt và vỏ. Phần cùi trắng có thể hầm hoặc xào với các thành phần khác hoặc làm salad. Ngoài tác dụng giải nhiệt, nước dưa hấu còn hỗ trợ phòng ngừa hen, hạ huyết áp…
Atisô được sử dụng rất nhiều dạng như dùng tươi, khô, làm trà, nấu cao và dùng trong nhiều bài thuốc đông y.
Atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu; thường dùng chữa chứng bệnh vàng da, sỏi mật, nhiễm độc, thấp khớp, thống phong, phù thũng, đái tháo đường, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh…