Cùng điểm qua một số loại thực phẩm dưới đây nếu bảo quản ngày qua ngày trong tủ lạnh có thể hư hỏng, mất chất và thậm chí sinh độc gây hại sức khỏe mà mọi người cần lưu ý.
Loại thứ nhất: Cơm nguội
Gạo có thể chứa các bào tử của một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus, những bào tử này có khả năng còn sót sau khi cơm được nấu chín. Khi để cơm ở nhiệt độ phòng, bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn và sinh ra các chất độc gây tiêu chảy hoặc nôn ói. Vì vậy, cơm nguội cần được cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ, hoặc càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, theo TS-BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện y học Ứng dụng, không nên bảo quản cơm quá 24 tiếng, dù lưu giữ trong tủ lạnh, cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần để đảm bảo chất >dinh dưỡng. Cơm nguội và đồ ăn đã nấu chín không nên để lâu trong tủ lạnh.
Loại thứ 2: Dầu ép lạnh
Dầu hạt lanh, dầu ô-liu, dầu hạt cải và các loại dầu hạt có hàm lượng omega-3 và chất béo không hòa tan cao khác đều rất nhạy cảm với nhiệt độ. Làm nóng lại nhiều lần các món ăn chứa các loại dầu này khiến chúng dễ trở nên ôi thiu và có thể gây ngộ độc.
Loại thứ 3: Rau xanh
Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho >sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.
Loại thứ 4: Các chế phẩm từ đậu
Đậu phụ và các chế phẩm từ đậu có chứa hàm lượng nước tương đối cao, hàm lượng protein và các dưỡng chất khác cũng rất phong phú, đó là nguồn nuôi dưỡng dồi dào cho các vi sinh vật. Đậu phụ nếu để lâu dễ sinh ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm, như vi khuẩn clostridium botulium. Vi khuẩn này có chất độc còn mạnh gấp nhiều lần so với chất độc xyanua kali.
Loại thứ 5: Các món nộm, gỏi
Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế các vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến khuẩn, nấm mốc sinh sôi, những vi khuẩn này dễ gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí là ngộ độc. Hơn nữa, các món gỏi, nộm chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt… nếu để lâu cũng dễ sinh ra những chất gây ung thư. Vì vậy món ăn này chỉ ăn trong ngày.
Cuối cùng là hải sản như tôm, cua cá
Cá tươi đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, và hầu hết chúng ta không ăn đủ lượng cá cần thiết. Tuy nhiên, hải sản lại là loại thức ăn chứa nguy cơ gây ngộ độc cao nhất. Các vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn trong các món cá có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh để hải sản ngoài tủ lạnh trong vòng quá 2h đồng hồ.