Để hấp thụ được tối đa dinh dưỡng khi ăn cá, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây.

Thu Hiền (TH) 15:54 06/05/2023

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu cho thấy ăn 4-6 khẩu phần cá mỗi tuần (50g mỗi khẩu phần, khoảng 250g mỗi tuần) có thể giảm nguy cơ tử vong sớm, bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân và các nguy cơ tử vong cụ thể như tim mạch và bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân là do cá chứa nhiều chất >dinh dưỡng bảo vệ tim mạch, bao gồm các axit béo không bão hòa đa, vitamin D và selen.

Cá cũng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, cứ 100g cá chứa khoảng 20g protein, rất giàu axit amin thiết yếu và có giá trị sinh học cao. Chất béo có trong cá khác với thịt, thành phần axit béo chủ yếu là axit béo không no, đặc biệt cá biển sâu rất giàu DHA và EPA, có lợi cho việc hạ cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, mạch máu não.

Tuy nhiên, cá rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và có thể tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể. Hơn nữa, cá khi được chế biến kém lành mạnh có thể gây hại cho >sức khỏe. Do đó, khi ăn cá bạn cần lưu ý tránh 4 loại cá dưới đây.

4 loại cá tốt nhất không nên ăn

1. Cá chưa nấu chín

Ăn cá chưa nấu chín, nó có thể dẫn đến việc nhiễm ký sinh trùng. Khi nấu cá, bạn nhớ đảm bảo cá đã chín hoàn toàn, ngoài ra không nên để cá sống chung vào đĩa với các thực phẩm khác để tránh bị nhiễm khuẩn chéo.

2. Cá chiên giòn ở nhiệt độ cao

Tuy hương vị của món cá chiên hấp dẫn hơn nhưng chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt rất nhiều. Trước hết, chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ làm oxy hóa chất béo của thịt cá, sinh ra các gốc tự do, benzopyrene và các chất độc hại khác. Thứ hai, chất đạm, vitamin, khoáng chất,… của cá sẽ bị phá hủy dưới nhiệt độ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tuy hương vị của món cá chiên hấp dẫn hơn nhưng chất dinh dưỡng sẽ bị hao hụt rất nhiều.

3. Cá muối

Cá muối rất giàu nitrite, chỉ cần tiêu thụ 0,3 đến 0,5 gram nitrite cũng đủ gây ngộ độc và hơn 3 gram có thể gây tử vong. Nitrite cũng có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh ung thư ở hệ tiêu hóa.

 

4. Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Nếu ăn phải cá bị nhiễm độc formaldehyde và kim loại nặng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong. Một số loại cá cần tránh là: cá có mùi dầu hỏa, cá sống trong bùn, cá nước ngọt có kích thước quá lớn, cá hoang dã, cá đông lạnh không rõ nguồn gốc...

Ăn cá rất tốt nhưng nếu bạn ăn theo 3 cách này sẽ còn tốt cho cơ thể gấp bội

1. Hấp cá là cách chế biến tốt nhất

Cá được chế biến bằng cách hấp không chỉ bổ dưỡng mà còn thơm ngon. Khi hấp cá, các dinh dưỡng trong chúng sẽ được giữ lại trọn vẹn, cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ nguồn vitamin, khoáng chất hơn. Đặc biệt phù hợp với người có tiêu hóa kém, phụ nữ mới sinh.

2. Đậu phụ kết hợp với cá để bổ sung canxi

Hai loại này có thể dùng kết hợp để bổ sung cho nhau, đậu phụ chứa nhiều canxi, vitamin D, thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Sự kết hợp của cả hai có thể làm tăng tỷ lệ hấp thụ canxi.

3. Sự kết hợp giữa cá và giấm tốt cho sức khỏe hơn

Cá và giấm giúp hương vị đậm đà hơn. Ngoài ra, thêm giấm khi hầm cá có thể làm cho protein dễ đông lại và các nguyên tố khoáng như canxi và phốt pho cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Theo Đậu Đậu/ Tổ Quốc