Những loại rau này cũng rất dễ trồng, bạn có thể tự tay làm tại nhà để yên tâm hơn về an toàn thực phẩm.
Rau tầm bóp
Tầm bóp được biết đến như loại rau dại. Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Tầm bóp là loại rau mọc dại nên tầm bóp dễ trồng, dễ sống. Người ta không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cây vẫn xanh tốt và ra nhiều trái. Vì thế có thể tận dụng khoảng đất trống trong vườn, thùng xốp hoặc chậu cây để gieo trồng tại nhà.
Rau tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc; tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Thành phần >dinh dưỡng trong tầm bóp gồm Vitamin C 28mg; Lưu huỳnh 6mg; Kẽm 0,1 mg; Sắt 1,3mg; Natri 0,0005g; Magiê 12mg; Canxi 12mg; Phốt-pho 39mg; Clo 2mg.
Giá đỗ
Giá đỗ thường được trồng từ nhiều loại hạt đậu như: đậu xanh, đậu tương, đậu đen hoặc đậu đỏ nhưng chủ yếu> giá đỗ chúng ta mua ngoài chợ được ngâm trồng từ đậu xanh. Chúng được bán với giá cực rẻ nhưng lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giải khát, tiêu thực.
Ăn nhiều giá đỗ giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể, ngăn ngừa quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Giá đỗ còn chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giúp máu lưu thông trơn tru hơn.
Ngoài ra, giá đỗ còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn sống, làm nộm, muối chua, nhúng lẩu, nấu canh đều rất ngon.
Giá đỗ cũng rất dễ trồng, bạn có thể tự tay làm tại nhà để yên tâm hơn về an toàn thực phẩm.
Rau tề
Rau tề là loại cây thuộc họ Cải. Rau tề có thể dùng ăn như rau xanh hàng ngày giúp cầm máu, giảm chảy máu chân răng, chảy máu cam. Ngoài ra,> rau tề còn có tác dụng trị bệnh rong kinh, trị xuất huyết quá mức ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, trị đau mắt, trị tiểu ra dưỡng chấp, tiểu ra máu.
Rau tề có thể được chế biến bằng cách nấu canh, ép để lấy nước uống, xào làm món ăn hoặc dùng làm nhân cho bánh.
Rau lang
Chắc hẳn nhiều người cũng biết củ khoai lang được coi là ''nhân sâm giá rẻ'' với vô số lợi ích >sức khỏe thì rau khoai lang cũng bổ dưỡng không kém.
Tuy nhiên >rau lang ít người chú ý hơn. Theo đó, phần ngọn, lá rau lang lại nhiều vitamin B6 gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần và vitamin B gấp 10 lần củ khoai lang.
Bên cạnh đó, rau lang chứa chất chống oxy hóa dồi dào, giàu vitamin C, A, K, vitamin B1, B2, B3, axit folic, chất xơ, chất dinh dưỡng hơn hẳn nhiều loại rau khác.