Đây là 4 bộ phận cực bẩn của con lợn chứa đầy độc tố, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên tuyệt đối tránh xa khi đi chợ.
Theo nghiên cứu của các nhà >dinh dưỡng học hiện đại, thịt lợn chứa nhiều carbohydrate, chất béo và protein, nó cũng chứa các khoáng chất như ion natri và sắt, mà có thể duy trì trao đổi chất của cơ thể, có thể thúc đẩy sản xuất hemoglobin, tăng sức mạnh của xương.
Trong gian bếp của mỗi gia đình người Việt, ít nhiều sẽ tích trữ vài miếng thịt lợn. Ngoài dễ chế biến, thịt lợn còn có thể đáp ứng được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, bổ sung các chất khoáng giàu protein, bồi bổ cho các cơ quan khác nhau.
Người Trung Quốc thường nói: "Tất cả những thứ của lợn đều là báu vật". Điều đó hoàn toàn không đúng. Có những bộ phận của con lợn chứa đầy độc tố, nguy hiểm cho >sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với nhiều người, những bộ phận này lại là món khoái khẩu, được ưa chuộng trong các món ăn hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết 4 bộ phận của lợn tuyệt đối không được đụng đến.
Óc lợn
Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100 gr óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.
Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 gr/100 gr, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Gan lợn
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Lòng già, lòng non
Lòng lợn chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.
Ăn ruột lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn yêu thích này có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của bạn.
Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.
Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Thế nhưng, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa.
Hơn nữa, lòng lợn nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
Thịt cổ lợn
Thịt cổ lợn thường có chứa một số lượng lớn các hạch bạch huyết và các tuyến trao đổi chất, đây là nơi trú ngụ của nhiều virus, vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh vì vậy chuyên gia khuyên khi đi mua thịt lợn, cần phải tránh mua phần thịt này.