Việc uống collagen không mang lại công hiệu tốt như nhiều người tưởng tượng, đồng thời giá thành lại khá cao nhưng được ưa chuộng bởi một quan niệm sai lầm: Ăn gì bổ nấy.
Theo SCMP, trong một bài viết trên tờ The Guardian, một nghi vấn đã được đưa ra, liệu việc uống >collagen có hiệu quả như lời đồn? Kèm theo bài viết này là một dẫn chứng: "Collagen là một loại protein phức tạp được tạo thành từ 19 loại axit amin khác nhau. Nếu ăn/uống collagen, hệ tiêu hóa trong cơ thể sẽ phá vỡ các axit amin này trước khi giải phóng chúng vào máu và không có gì đảm bảo rằng chúng sẽ trở lại thành collagen.".
Một bác sĩ về da liễu đã được phỏng vấn cho câu chuyện "bổ sung collagen" này, cô phát biểu: "Đồng ý rằng việc bổ sung collagen có ít tác hại nhưng bổ sung protein từ một chế độ ăn uống đầy đủ là cách làm hiệu quả lại rẻ hơn hẳn".
Tuy nhiên, nếu đi theo con đường rẻ và hợp lý hơn lại trái ngược với tâm lý của số đông. Đối với nhiều người, tuyên bố càng phi thực tế càng thuyết phục, giá thành càng cao sẽ càng hiệu quả.
Do đó, thị trường càng ngày càng có nhiều sự xuất hiện của các loại >thực phẩm chức năng bổ sung collagen ở dạng viên hoặc dạng nước được cho là chứa nhiều protein mang lại sự trẻ trung có trong bong bóng cá, hoặc sự ra đời của món lẩu collagen (thành phần chính là nước hầm xương gà) có mặt trong nhiều nhà hàng Nhật Bản.
Niềm tin rằng collagen sau khi bị tiêu hóa sẽ lại kết hợp thành một dạng collagen khác trong cơ thể được nhiều người cho rằng giống với một quan niệm ẩm thực cũ của Trung Hoa là ">ăn gì bổ nấy". Theo quan niệm này, nếu ăn một chiếc chân gà sẽ chỉ "bổ" một bên chân, ăn gan lợn tốt cho gan người, ăn óc lợn thì sẽ cải thiện được trí não, quả óc chó tốt cho não vì nhân của chúng giống với bộ não con người,...
Ngày nay, hầu hết các viện y học cổ truyền Trung Quốc đã không còn chấp nhận khái nhiệm "ăn gì bổ nấy" nữa mà thay vào đó là làm theo việc bổ sung dinh dưỡng theo cách hiện đại.
Thật ra, từ 900 năm về trước, một nhà văn nổi tiếng của Trung Hoa là Tô Đông Pha (1037-1101) đã nghi ngờ về cách ăn uống phi khoa học như vậy rồi. Ông cho rằng, việc đó chẳng khác nào chữa bệnh phản bội của một người bằng cách cho người đó ăn bữa ăn thừa của một người trung thành cả.
Kết luận, giả dược chỉ có thể phục vụ mục đích tâm lý hơn là phục vụ việc trị liệu. Tuy nhiên, miễn là phương pháp này không gây hại và không liên quan đến sự tàn ác, thì vẫn có người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để chi trả cho chúng.