Để điều trị các vấn đề liên quan đến hắc sắc tố như nám, tàn nhang tận gốc, nhanh chóng, bạn cần hiểu rõ đặc tính cũng như nguyên nhân chính gây ra chúng.

Yên Chi 14:01 14/09/2018

Hầu hết phụ nữ đều dễ dàng mắc phải các dấu hiệu của hắc sắc tố trên da, đặc biệt là ở độ tuổi sau 30. Điều này xảy ra vì quá trình sản xuất melanin trở nên quá tải. Hơn nữa, hắc sắc tố gây ra nhiều vấn đều như nám, >tàn nhang, thâm sau mụn. Do đó, bạn cần xác định được mình đang mắc phải điều gì mới có thể tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.

Tăng hắc sắc tố da là gì?

Tăng sắc tố là sự biến đổi màu da dẫn đến sự phát triển của các đốm đen, vùng bị ảnh hưởng sẽ tối hơn phần còn lại. Điều này trở nên tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với ánh nắng mặt trời. 

Tăng sắc tố là một thuật ngữ rộng, sự đổi màu da có thể bắt nguồn bởi mụn trứng cá, tàn nhang hoặc sạm do các bệnh như vẩy nến, chàm.

Tất cả những vấn đề này làm tăng sản xuất melanocytes, tế bào hình thành melanin. Các melanin được sản xuất quá tải được đổ vào các lớp sâu hơn của da gây tăng sắc tố. Những điểm này khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Các loại tăng sắc tố thường thấy

1. Nám da

Nám da có thể nhận biết bằng mắt thường - Ảnh: Internet

Đây là một loại tăng sắc tố rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người có tông màu da tối. 

Sự đổi màu da này thường xảy ra trên các phần khác nhau trên khuôn mặt như trán, mũi, má hoặc ngay trên môi. Đây là lý do tại sao nám rất khó điều trị. 

Ngoài ra, vấn đề này còn xuất hiện bởi cơ thể trải qua những thay đổi về nội tiết tố trong khi mang thai, khi uống thuốc tránh thai, khi điều trị bệnh nội tiết và tiếp xúc dưới ánh mặt trời. 

2. Tăng sắc tố sau viêm

Đây là một tình trạng do chấn thương hoặc viêm da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm và mụn trứng cá nặng. Những tình trạng viêm da này làm tăng sản xuất hắc sắc tố, gây ra những đốm đen. 

Loại tăng sắc tố này có thể ảnh hưởng đến mọi người thuộc bất kỳ loại da, nhưng phổ biến ở những người có tông màu tối hơn.

Sau khi điều trị viêm, mụn trứng cá, da rất dễ mắc phải các đốm đen, vết sạm do hắc sắc tố - Ảnh: Internet

3. Tàn nhang

Tiếp xúc quá nhiều với tia nắng mặt trời là lý do phổ biến nhất khiến mọi người bị tăng sắc tố. Nếu các dấu hiệu bởi chứng tăng sắc tố xuất hiện vào đầu những năm 30, quá trình hình thành chúng đã bắt đầu từ độ tuổi thiếu niên.

Tàn nhang thường có màu nâu nhạt, chấm tròn và xuất hiện chủ yếu ở mặt, cổ, ngực và bàn tay. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với tia UV. 

Những người có tông màu da nhẹ đến trung bình có nguy cơ mắc tàn nhang cao hơn.

Tàn nhang hình thành bởi tia UV của ánh nắng mặt trời - Ảnh: Internet

Cách để ngăn ngừa tăng sắc tố

Luôn thoa kem chống nắng

Luôn luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao để bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Sử dụng mỗi ngày trước khi đi ra ngoài, áp dụng trên tất cả các bộ phận có thể tiếp xúc với ánh nắng.

Cố gắng tránh ánh nắng mặt trời

Bạn có mũ, dù che và kính râm, hãy tận dụng chúng một cách tối đa để ngăn tia nắng chiếu vào da. Ở trong bóng mát khi mặt trời mạnh nhất bất cứ khi nào có thể.

Ánh nắng mặt trời là tác nhân cực kỳ tai hại đối với làn da - Ảnh: Internet

Có thói quen >chăm sóc da tốt

Điều này giúp làn da của bạn chống lại các tác nhân từ môi trường như ô nhiễm, khói bụi. Ngoài ra, nếu đang bị viêm, mụn trứng cá, eczema, hãy điều trị dứt điểm chúng càng nhanh càng tốt. Vì tình trạng >sức khỏe da không tốt là điều kiện thuận lợi để quá trình sản xuất hắc sắc tố trở nên mạnh mẽ hơn, điều này làm làn da càng thêm tồi tệ.

Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu của từng loại tăng sắc tố sẽ giúp bạn điều trị chúng một cách hiệu quả nhất.

Yên Chi | Theo Phụ nữ sức khỏe