Nọng ở cằm khiến khuôn mặt của các chị em bị kém sắc hơn rất nhiều, đặc biệt là những người ao ước có khuôn mặt V-line. Vậy dưới đây chính là những mẹo hay giúp các bạn ngăn ngừa nọng ở cằm một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mặt nọng cằm
Hiện tượng mỡ ở 2 cằm chủ yếu diễn ra ở những người trong độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính là do khi có tuổi các cơ ít sử dụng thường teo lại (cơ da cổ), chất tạo keo dưới da mất đi khiến da vùng cằm cổ trở nên nhão chùng, chảy xệ, tạo thành ngấn.
Nguyên nhân thứ hai là do trọng lượng cơ thể tăng. Những người béo phì có lượng mỡ tích tụ dưới da nhiều, gây ra hiện tượng 2 cằm xấu xí.
Một số cách loại bỏ nọng cằm hiệu quả
Cách loại bỏ nọng cằm bằng chế độ ăn uống hợp lý
Để nhanh chóng loại bỏ nọng cằm bạn nên ăn nhiều rau xanh và chất xơ cũng như kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn loại bỏ mặt nọng hiệu quả.
Ngoài ra bạn có thể tăng cường bổ sung thêm protein từ các thực phẩm ít chất béo như ức gà, tôm, cua, cá … đồng thời hạn chế các món ăn có nhiều tinh bột, chất béo …
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm cân khác như DAS và Low Carb cùng những thức uống như trà xanh, chanh muối, mật ong pha loãng … để có két quả tốt nhất nhé.
Cắt giảm lượng calo
Bạn cần có một chế độ giảm cân thích hợp, bởi chất béo tích tụ cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện nọng cằm. Khi giảm cân, nọng mỡ cũng sẽ theo đó mà biến mất.
Tạo thói quen nhai cho cơ hàm
Một trong những cách tốt nhất để thực hiện điều này là nhai kẹo sing-gum không đường. Nhai kẹo nhiều lần trong ngày sẽ giúp các đường cơ dưới mặt hoạt động liên tục, “đánh tan” vùng mỡ cằm, định hình khuôn mặt bạn trở nên thon gọn hơn.
Loại bỏ nọng cằm bằng bài tập
Đưa hàm dưới ra phía trước, miệng hé vừa phải để tạo sự căng cơ. Từ từ dịch chuyển hàm dưới sang trái, rồi sang phải. Lặp lại từ 8 – 10 lần. Lưu ý mỗi dịch chuyển phải làm chậm rãi và nhẹ nhàng, để cơ mặt quen với tác dộng.
Bắt đầu bài tập.
Động tác chiếc muỗng
Động tác này giống như việc tạo khẩu hình khi ăn bằng muỗng. Mở miệng hình chữ O vừa phải sao cho môi dưới chạm vào răng dưới. Giữ động tác này 5 giây rồi bặm cả 2 môi vào nhau. Thực hiện 2 động tác này 5 – 7 lần, mỗi động tác giữ 5 giây và giữ căng cơ hàm của mặt.
Lưỡi chạm mũi
Động tác này sẽ làm cho vùng cằm và cơ mặt dưới nâng lên. Đầu tiên, bạn dùng tay đặt dưới cằm để cố định phần cằm, không để cằm dịch chuyển quá nhiều khi thực hiện động tác. Sau đó, cố gắng cong lưỡi theo chiều lên đỉnh mũi (bạn không nhất thiết phải chạm đỉnh mũi, chỉ cần cong lưỡi lên hết cỡ để phần cằm dưới căng theo). Lặp lại động tác 5 lần.