Mùa đông rất dễ khiến cho da dẻ bị khô, nứt nẻ, đặc biệt là vùng môi. Hầu như ai cũng trang bị son dưỡng nẻ. Nhưng thực chất, đây là thói quen rất có hại mà ít ai biết.
Ngày nay, vào mùa lạnh hanh khô, trên mạng tràn lan rất nhiều sản phẩm dưỡng môi cùng với nhiều lời bàn luận xung quanh về công dụng chữa môi nứt nẻ của nó.
Các chuyên gia cho rằng những lời đồn đại đó thực chất hơi phóng đại và thiếu tính khoa học. Đôi môi của mỗi người đều có một đặc tính riêng biệt. Và son dưỡng nẻ chính là một con dao hai lưỡi có cả mặt lợi và hại.
Bác sĩ, chuyên gia nghiên cứu da liễu ở Bắc Carolina (Mỹ) Zoe Draelos cho biết không giống như cánh tay, chân và phần thân được bao bọc bởi lớp da có tầng biểu bì cứng bên ngoài, da môi có lớp khá mỏng, chính vì thế nó là phần da đỏ hơn so với những vị trí da khác trên cơ thể của bạn.
Draelos nói rằng lớp da môi mỏng tương tự như da trong mũi và miệng. Nhưng không giống như những nơi đó, đôi môi không được bảo vệ trong môi trường kín đáo, ấm áp, ẩm ướt. Vì thế, khi thời tiết trở nên khô và lạnh, môi sẽ gặp phải nhiều khó khăn.
Tiến sĩ, phó giáo sư da liễu khoa Y học của trường đại học George Washington (Mỹ) Adam Friedman cho biết khi môi khô, chúng ta hay có phản ứng liếm môi để làm ẩm chúng. Việc làm này chỉ có tác dụng trong thời gian rất ngắn, thậm chí sau đó môi còn tệ hơn rất nhiều.
Giải thích cho điều này, tiến sĩ Adam nói do trong nước bọt có chứa các enzym phá vỡ kết cấu chất béo và protein, mà đây là hai thứ cơ bản hình thành đôi môi của bạn. Vì vậy, liếm môi sẽ làm môi ngày càng khô hơn, sau khi liếm môi mà tiếp tục dùng son dưỡng nẻ sẽ khiến cho kết cấu da môi bị phá vỡ tức thì.
Hiện nay vẫn còn nhiều người không hiểu rõ được công dụng chính xác của son dưỡng nẻ. Dù có đặc tính dưỡng ẩm nhưng son dưỡng lại không có khả năng thẩm thấu vào da như kem dưỡng da. Draels giải thích chúng chỉ như một lớp màng mỏng bên ngoài giúp ngăn không khí hanh khô làm mất độ ẩm.
Khi ăn hoặc nói chuyện hay son môi làm bay lớp son dưỡng đi, đôi môi sẽ lại bị khô nhanh chóng trừ khi môi trường xung quanh của bạn thay đổi trở nên ẩm hơn. Vậy những điều này có làm son dưỡng trở thành món đồ bất ly thân cho mọi người không?
Chuyên gia nghiên cứu Draelos cho rằng không phải bạn dùng nhiều có nghĩa là bạn sẽ sớm nghiện nó. Nhưng không thể phủ nhận rằng những gì mà son dưỡng tác động đến làn môi khiến cho rất nhiều người phụ thuộc vào nó.
Một số chuyên gia nhấn mạnh rằng việc lạm dụng son dưỡng nẻ sẽ khiến cho da môi trở nên trì trệ và thiếu khả năng tự cân bằng về trạng thái ổn định. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại son chứa chất menthol làm dịu mát da nhưng cũng gây ra nhiều cái hại nếu dùng quá nhiều.
Bác sĩ da liễu tại Georgia, tiến sĩ Lauren Ploch nói rằng một số các sản phẩm dưỡng môi có chứa chất tẩy tế bào chết hoặc khiến cho môi bạn có mùi đó chính là phenol và carmol. Đây là những chất kích thích nhẹ làm tăng lưu lượng máu và gây sưng phồng môi.
Hơn nữa, theo cơ sở dữ liệu từ Skin Deep về hóa chất mỹ phẩm, một số loại dưỡng môi khác lại có những chất gây hại như paraben và phthalates không hề tốt cho da môi.
Theo tiến sĩ Roopal Kundu, giáo sư chuyên khoa da liễu tại trường y khoa Feinberg cho biết những chất ấy có thể gây dị ứng theo tùy từng trường hợp và đối tượng.
Vậy, giải pháp tốt nhất ở đây chỉ có thể là những bước sau:
- Tẩy tế bào chết môi thật nhẹ nhàng bằng khăn ướt.
- Hạn chế các loại kem dưỡng có hương vị hoặc chứa nhiều chất hóa học.
- Uống đủ nước, bổ dung đầy đủ >dinh dưỡng hợp lý, khoa học.