Thực hiện nhiều biện pháp nhưng vẫn không trị mụn thành công, có lẽ bạn đã bỏ quên quy tắc quan trọng này đây!
Mụn là vấn đề muôn thuở không của riêng ai, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da cũng như nhan sắc của bạn. Trị mụn cũng phải có chiến lược, như câu nói, “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để phòng và ngừa mụn hiệu quả, bạn cần phải hiểu thật rõ làn da của bạn cũng như quá trình hình thành của mụn.
Để xác định đúng thời điểm chúng ta có thể tác động đến mụn, hai chuyên gia về da gồm bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ y khoa - Dhaval Bhanusali và đại sứ SkinCeuticals, Jamie Steros đã thông tin về vòng đời và giai đoạn của mụn.
1. Nguyên nhân hình thành mụn:
Bí tắt lỗ chân lông:
Hiện tượng này có thể gây ra bởi tình trạng da dư thừa dầu. “Dầu hoạt động như một chất keo, nó hòa trộn các chất ô nhiễm, tế bào chết trở thành một hỗn hợp làm tắc nghẽn lỗ chân lông”. Điều này giải thích tại sao da dầu thường đi đôi với việc dễ nổi mụn.
Rửa mặt quá nhiều
Rửa mặt là phương pháp cơ bản nhất để giữ cho làn da bạn sạch sẽ. Nhưng việc rửa mặt quá thường xuyên có thể khiến tình trạng da của bạn tệ hơn. Nếu bạn có da nhờn, điều quan trọng là phải cân bằng ẩm cho da. Bạn sẽ muốn loại bỏ dầu thừa nhưng không được loại bỏ hoàn toàn. Vì việc thiếu dầu sẽ làm da sản sinh dầu thừa. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng giấy thấm dầu trong ngày để giảm lượng dầu không cần thiết.
Thay đổi hormone
Hormone có thể là một nguyên nhân cho việc tăng sản lượng dầu. “Có một số nguyên nhân gây nổi mụn, tuy nhiên hầu hết các mụn nhọt đều gây ra do thay đổi mức độ hormone trong cơ thể. Trong độ tuổi dậy thì, sự tăng sinh tố nam có thể tác động đến vấn đề gây ra mụn”, Steros nói.
Lười tẩy tế bào chết
Bạn tẩy tế bào chết bao nhiêu lần một tuần? Không chăm chỉ dọn dẹp tế bào chết trên da mặt sẽ tạo nguy cơ cao cho lỗ chân lông bít tắc. “Một lý do khác khiến da nổi mụn là các lỗ chân lông của bạn tích tụ dầu, bụi bẩn và vi khuẩn. Đôi khi tế bào chết không rụng. Chúng ở đó trong lỗ chân lông và dính vào nhau bởi bã nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Sau đó da sẽ bị nhiễm trùng và phát mụn” - Steros diễn giải.
Vậy bạn có biết, chu kỳ sống của mụn có những giai đoạn nào? Nắm được các quá trình phát triển của mụn cũng là cách để có hướng >điều trị mụn hiệu quả.
2. Các giai đoạn của mụn
Giai đoạn chớm nở:
Không phải mọi đốm mụn sẽ có tuổi thọ và vòng đời giống hệt nhau. Một số có thể biến thành mụn mủ, nốt sần hoặc u nang. Hơn nữa mỗi một loại mụn đều có một có một cách chăm sóc riêng. Điều quan trọng là bạn hiểu bạn đang gặp loại mụn gì cũng như đặc điểm da của mình như thế nào.
Vị trí xuất hiện và đặc điểm của mụn sẽ thể hiện cho mức độ nghiêm trọng của chúng. “Có những khu vực trên cơ thể mà mụn có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Thông thường đây là những vùng có tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ nhất như mặt, cổ, ngực, lưng, vai và cánh tay trên”.
Giai đoạn giữa
Không may, lúc này mụn của bạn đã bắt đầu hình thành. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra giữa lớp bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông nhé. “Theo thời gian, sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể xảy ra. Phản ứng viêm sau đó sẽ dẫn đến mụn nhọt mà bạn nhìn thấy trên da”, Tiến sĩ Bhanusali giải thích.
Vì thế, dù có vẻ như mụn của bạn đã phát triển gấp đôi qua một đêm thì thực tế là nó đã mất một thời gian để hình thành và tích lũy bụi bẩn, dầu thừa. Đây là lý do tại sao >chăm sóc da hằng ngày là việc làm vô cùng cần thiết. Nếu bạn bị mụn trứng cá hay bạn có da nhờn, bạn nên vệ sinh da mỗi ngày hai lần với sản phẩm rửa mặt chứa salicylic acid hoặc benzoyl peroxide. Điều này sẽ giúp tẩy tế bào chết hóa học cho da, loại bỏ dầu thừa và các tạp chất từ đó hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông.
Giai đoạn “bùng nổ”
Bạn có biết mụn trong tiếng Hy Lạp cũ có nghĩa là “da phun trào” hay không? Định nghĩa này chính là đặc trưng cho giai đoạn cuối cùng. Thật ra không ai ép những nốt mụn sẽ “phun trào” cả trừ khi bạn thiếu tự chủ. Không phải các bác sĩ da liễu luôn khuyên bạn không được động chạm đến những vết mụn của mình sao?
Bởi việc tự tác động lực lên mụn sẽ làm cho chúng nhiễm trùng, vỡ ra dẫn đến tình trạng da tổn thương vĩnh viễn như để lại sẹo. Nếu bạn đang có mụn, Tiến sĩ Bhanusali gợi ý cho bạn một mẹo làm trong đêm: “Bôi một sản phẩm đặc trị với benzoyl peroxide trên một miếng băng và áp nó vào mụn.”
Việc sử dụng các sản phẩm đặc trị điểm sẽ giúp giảm sự xuất hiện mụn. “Điều quan trọng là vừa điều trị mụn vừa hạn chế nổi mụn trong tương lai”, Steros nói.
3. Cách phòng ngừa mụn phát triển trở lại
Làm sạch da
Steros nói: “Sữa rửa mặt của bạn có trách nhiệm loại bỏ >trang điểm, bụi bẩn và dầu”. Rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết cho một làn da sạch khỏe. Hãy đảm bảo bạn đang sở hữu một sản phẩm rửa mặt có độ cân bằng pH thích hợp cho làn da mình.
Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn da. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học khác nhau. Nhưng sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học sẽ an toàn và dễ thực hiện hơn. Một sản phẩm chứa retinol sẽ là một giải pháp tẩy tế bào chết mạnh mẽ cho làn da của bạn. Tuy nhiên, do retinol có thể làm tăng độ nhạy cảm của da đối với ánh sáng mặt trời, bạn nên chú ý che chắn và sử dụng các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF trên 15 vào bạn ngày.
Dưỡng ẩm làn da
“Bước cuối cùng bạn nên làm đó là dưỡng ẩm để duy trì lượng cân bằng nước cho da”, Steros nói: “Bằng cách này, da không phải hoạt động quá tải để sản sinh ra dầu bù ẩm dẫn đến dư thừa dầu”.