Da khô bị mụn rất “khó tính”, thường rất mỏng và nhạy cảm, có độ đàn hồi kém, dễ lão hóa. Vì vậy, chăm sóc loại da này thật không dễ dàng. Nếu bạn không biết áp dụng cách chăm sóc da khô bị mụn phù hợp thì sẽ gây ra nhiều tổn thương sâu sắc, có thể để lại sẹo lồi, sẹo lõm... trên mặt, khiến cho làn da thiếu tính thẩm mỹ nghiêm trọng.
Da khô là tình trạng trên bề mặt da xuất hiện các vảy khô (các tế bào da chết bong ra chậm trễ), có thể gây ngứa ngáy và nứt nẻ. Tình trạng này xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường phổ biến ở mặt, chân, tay và vùng bụng. Đó là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
Da khô thường là tạm thời hoặc theo mùa - chẳng hạn như bạn có thể chỉ bị vào mùa đông. Các dấu hiệu và triệu chứng của da khô có thể khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, màu da, môi trường sống và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của bạn.
Các triệu chứng đó bao gồm:
- Cảm giác căng da.
- Da nhạy cảm hơn và trông thô ráp.
- Ngứa.
- Đóng vảy hoặc bong tróc từ nhẹ đến nặng.
- Nứt nẻ tạo các rãnh sâu ở da chân.
- Có các đường nhăn hoặc vết nứt.
- Da từ hơi đỏ trên da trắng đến xám trên da nâu và đen.
- Vết nứt sâu có thể chảy máu.
Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến làn da, nhưng hầu hết các trường hợp da khô đều do các yếu môi trường gây ra, bao gồm:
- Thời tiết: vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh, da thường dễ trở nên khô. Tuy nhiên, tình trạng này còn xảy ra với những người ở vùng sa mạc, nơi nhiệt độ cao, nhưng độ ẩm vẫn thấp.
- Nhiệt độ: một vài trường hợp như sưởi ấm, đốt củi, lò sưởi điện và tất cả các thiết bị sưởi khác có thể làm giảm độ ẩm dẫn đến khô da.
- Nước nóng: có thể làm khô da nếu bạn tắm lâu. Bên cạnh đó, thường xuyên bơi lội, nhất là ở các bể có chứa nhiều clo cũng có thể làm khô da.
- Xà phòng và sữa rửa mặt: chứa một số thành phần hút độ ẩm da. Nước khử mùi và xà phòng kháng khuẩn thường gây hại da nhất. Ngoài ra, nhiều loại dầu gội đầu có thể làm khô da đầu.
- Ánh nắng mặt trời: có thể làm khô da vì các bức xạ tia cực tím xuyên thấu qua lớp da trên cùng và gây hại ở lớp sâu hơn, làm da có nếp nhăn, nhão và chảy xệ.
- Các bệnh về da khác: chẳng hạn như viêm da dị ứng hoặc tình trạng nhiều tế bào da chết tích tụ lại hình thành lớp vảy. Vảy đóng dày có khuynh hướng gây khô da.
Da khô đã khó chăm sóc, da khô bị mụn còn khó chăm sóc hơn. Chính vì vậy, để đối phó với loại da này, bạn cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn sau:
Sữa rửa mặt dành cho da khô bị một là một dòng sản phẩm chuyên biệt, cần phải đảm bảo có chất làm sạch, nhưng không có tính tẩy rửa mạnh, để da không khô ráp, căng bóng, nứt nẻ. Như vậy, làn da sẽ phải cố gắng điều tiết chất dầu để bù lại độ ẩm đã mất, gây rối loại điều tiết, mụn mọc lên nhiều hơn.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn, đối với làn da khô bị mụn thì nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ có chứa glycerin để mang lại hiệu quả giữ độ ẩm cho làn da tốt nhất.
Mỗi buổi tối bạn hãy dưỡng ẩm cho da khô bị mụn. Nên chọn những loại sản phẩm dưỡng da tự nhiên, bổ sung nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, E... để da khỏe mạnh, đẩy lùi sự xâm hại của vi khuẩn gây mụn trên da.
Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng nước hoa hồng để tạo sự cân bằng, làm sạch da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, làm giảm mụn nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa mụn mới hình thành.
Mặc dù những nốt mụn khiến bạn rất khó chịu. Nhưng bạn không nên nặn chúng bởi vì mụn chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu khi bạn nặn mụn vỡ ra, vi khuẩn có thể lây lan và thấm qua các lỗ chân lông, mụn lây lan nhanh chóng và khó kiểm soát. Hơn nữa khi nặn mụn sai cách sẽ dễ để lại sẹo xấu trên da.
Đây là biện pháp can thiệp giúp dưỡng da khô và điều trị mụn hiệu quả, đảm bảo an toàn cho làn da. Những cách này vừa bổ sung thêm dưỡng chất giúp da khô khỏe mạnh, căng tràn sức sống, đồng thời tác động để “triệt tiêu” nhân mụn, giúp nâng cao thẩm mỹ cho làn da.
Bạn nên ưu tiên sử dụng các cách chăm sóc da khô bị mụn từ mật ong, bơ, nha đam... Vì đây là những “thần dược” hàng đầu giúp làm đẹp da nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đây là bước cuối cùng trong khâu chăm sóc da và mụn, đóng vai trò rất quan trọng giúp nâng cao thẩm mỹ cho làn da. Bởi vì da khô bị mụn dễ bị tổn thương, nên khi đi ra ngoài bạn cần có biện pháp bảo vệ hiệu quả. Do đó, bạn cần thoa kem chống hoặc mặc quần áo dài để da tránh được những tác động của tia UVB, UVA của ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung thêm chất >dinh dưỡng cho da bằng cách bạn hãy ăn nhiều các loại rau xanh, củ, hoa quả tươi để da mịn màng, tươi tắn hơn.
- Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng cà phê, thuốc lá, trà... Bởi vì chúng sẽ làm gia tăng tiết bã nhờn, khiến cho mụn ngày càng phát triển, da khô thêm thâm và xỉn màu.
- Sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần vui vẻ, tránh bị ức chế... giúp làn da thêm mịn màng, tươi tắn hơn.
- Uống đủ 2-3 lít nước/ngày, để tăng độ đàn hồi, độ ẩm cho da khô, giảm mụn hiệu quả.
Trên đây là chi tiết cách chăm sóc da khô bị mụn đúng nhất. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp công cuộc chăm sóc da khô bị mụn của chị em hiệu quả hơn và nhanh chóng thu được tín hiệu tốt nhanh hơn nhé! Chúc các chị em sớm lấy lại làn da mịn màng, tươi tắn!