Hóa ra từ trước đến nay, đa số đều không bôi đủ lượng kem cần thiết. Và hệ quả để lại có thể nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
Thử hỏi tất cả các chuyên gia >làm đẹp và bác sĩ da liễu trên thế giới này xem việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bước ra đường vào ban ngày là gì? Chắc chắn là thoa >kem chống nắng.
Kem chống nắng có một lớp bảo vệ giúp ngăn lượng tia UV (tia tử ngoại) trong ánh sáng Mặt trời. Không chỉ để làn da khỏe mạnh và đẹp hơn, mà còn tránh cho chúng ta nguy cơ mắc ung thư da, vì tia UV là tác nhân gây ung thư cực mạnh.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây thì có một thực tế rất đáng lo ngại, đó là hầu hết chúng ta đang bôi kem chống nắng sai cách mất rồi.
Khả năng bảo vệ của kem chống nắng được quy định như thế nào?
Tất cả đều dựa vào chỉ số SPF (sun protection factor - yếu tố bảo vệ ánh nắng). SPF càng cao, khả năng ngăn tia UV càng tốt hơn.
Sản phẩm kem chống nắng đầu tiên xuất hiện từ giữa thế kỷ 19. Và biết gì không, chỉ số SPF của nó chỉ là 2 thôi.
6 thập kỷ sau đó, khoa học đã có những bước tiến hết sức đáng nể. Chúng ta có kem chống nắng kháng được nước, có kem dạng xịt, thời gian tồn tại thì lâu hơn rất nhiều. Và thậm chí, có những loại kem sở hữu độ SPF lên đến 100.
Chỉ có điều theo nghiên cứu của ĐH King's College London thì cũng trong ngần ấy năm, hầu như tất cả chúng ta đã dùng sai cách rồi.
Trên thực tế thì ai cũng biết rằng cần phải bôi kem chống nắng lên mọi bộ phận có khả năng lộ ra ngoài ánh sáng. Nhưng vấn đề là độ dày của kem thì rất nhiều người đang làm sai. Theo như nghiên cứu chỉ ra, đa số chỉ nhận được khoảng 40% khả năng bảo vệ mà kem chống nắng thực sự mang lại.
"Chúng ta đã dùng quá ít lượng kem chống nắng cần thiết" - Antony Young, giáo sư quang sinh, tác giả nghiên cứu cho biết.
"Ví dụ, bạn dùng kem có SPF20 nhưng chỉ bôi với độ dày 0,75mg/cm2, hiệu quả bảo vệ chỉ ngang với kem SPF4 thôi."
Đây là một kết quả thực sự đáng sợ. Rất nhiều nghiên cứu trước kia đã từng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với tia tử ngoại - dù là nhỏ thôi - cũng đã có thể gây tổn thương da và tăng khả năng hình thành ung thư.
Việc tiếp xúc với ánh Mặt trời sẽ khiến da gặp thương tổn ngày càng nghiêm trọng
Theo giáo sư Young, con số cần thiết rơi vào khoảng 2mg/cm2 da. Hơi khó tưởng tượng một chút, nhưng nó rơi vào khoảng gấp đôi so với những gì bạn vẫn thường áp dụng. Ngoài ra, mỗi phần cơ thể cần một lượng kem khác nhau.
Ngoài ra thì về lý thuyết, kem chống nắng có SPF15 là đủ để bảo vệ bạn khỏi ánh nắng rồi. Tuy nhiên, ánh nắng thực tế có mật độ tia tử ngoại khác biệt theo thời gian và địa điểm, cộng thêm việc chúng ta bôi kem không đúng cách nữa. Nên để an toàn, chúng ta nên dùng kem với SPF từ 30 trở lên.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Acta Dermato-Venereologica.