Với tình hình nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay, tình trạng cháy nắng rất dễ xảy ra dù bạn chỉ tiếp xúc với ánh nắng không quá lâu. Vậy làm cách nào để chữa trị nếu chẳng may bị bỏng nắng?
Khu vực TPHCM các tỉnh Đông Nam Bộ đang trải qua những ngày nắng nóng với bức xạ tia cực tím ở mức rất cao. Nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức cao từ 33 - 39 độ, còn bức xạ của tia UV cũng gần chạm ngưỡng khiến nhiều người dân rất khổ sở mỗi khi ra đường, làm việc ngoài trời. Độ bức xạ được dự báo duy trì ở mức 9-10 (cao nhất là 12) cảnh báo nguy cơ ung thư da nếu cơ thể không được bảo vệ khi đi ngoài trời nắng. Da bị cháy nắng đang trở thành cơn ác mộng khủng khiếp của phái đẹp trong những ngày nắng nóng như thế này.
Vậy tác hại của da bị cháy nắng cụ thể là gì? Liệu có biện pháp nào chữa trị khi không may bị bỏng nắng hay không?
Tác hại khi da bị cháy nắng
Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời điểm tia cực tím tập trung mạnh nhất, khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ. Khi đó, làn da của bạn không sản xuất kịp melanin để bảo vệ da khỏi tia cực tím nên mới dẫn đến hiện tượng da chuyển sang màu đỏ, nóng rát và khó chịu. Sau một vài ngày, cơ chế sản xuất melanin dưới da bị kích thích hoạt động mạnh hơn, sản xuất hắc sắc tố melanin nhiều hơn. Và đó chính là nguyên nhân khiến da bạn sạm đen, xuất hiện nhiều vết thâm, nám và tàn nhang sau khi da bị cháy nắng.
Bỏng nắng không chỉ khiến làn da của bạn sạm đen, xấu xí mà nó còn khiến quá trình lão hóa da nhanh hơn, da bị khô, nhiều tế bào chết và thô ráp. Hơn nữa, cùng hệ lụy này, da bạn sẽ xuất hiện thêm nếp nhăn, nám, tàn nhang và đồi mồi. Một số trường hợp bỏng nắng còn khiến cơ thể bị sốt cao, mệt mỏi, da bong tróc, đau rát, khó chịu và thậm chí là gây ung thư da.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nếu da chị cháy nắng lâu ngày hoặc bị cháy nắng tới 5 lần trước 20 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da tới 80%. Do vậy, để ngăn tác hại của da bị cháy nắng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng thời che chắn da đúng cách.
Nếu chẳng may làn da bị cháy nắng và gây cảm giác bỏng rát, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những công thức vô cùng đơn giản dưới đây để chữa cháy nắng:
Làm mát da bằng nước mát
Da bị cháy nắng cần được làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Lưu ý không đặt trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh (khăn để trong tủ đá) lên da vì điều này có thể khiến da trở nên tồi tệ hơn.
Mà nên để da tiếp cận với đá và khăn lạnh từ từ. Tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể làm điều này trong 10 - 15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ. Nếu bạn bị cháy nắng toàn thân, bạn cũng có thể tắm với nước mát để làm dịu cơn đau rát. Sau đó, nên giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.
Trà xanh
Trà xanh được biết đến là dưỡng chất dưỡng ẩm cho da, chống oxy hóa cực mạnh… Việc dùng trà xanh liên tục và thường xuyên giúp cơ thể và làn da của bạn như được trang bị “vũ khí” chống lại tác hại từ tia cực tím. Ngoài ra, những túi trà tuy nhỏ nhưng mang lại ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc giảm thiểu tác động của cháy nắng. Trong trà xanh có chứa axit Tannic cung cấp các đặc tính chống viêm và làm giảm đáng kể các tác động của cháy nắng. Sau khi ngâm túi trà vào bình nước ấm, bạn lấy túi trà đắp lên vùng da bị bỏng sẽ mang lại kết quả đáng ngạc nhiên.
Dấm táo
Nếu làn da bạn bị ánh mặt trời đốt cháy, pha một ít giấm táo vào trong bồn tắm và ngâm mình trong khoảng 10 phút để kích thích những vùng da bị cháy nắng nhanh chóng khô và rụng đi. Ngoài ra, để có kết quả nhanh hơn hãy cho giấm táo vào một bình xịt và xịt trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Axit lactic trong giấm táo sẽ làm bong các vùng da khô cháy. Chắc chắn làn da của bạn sẽ nhanh chóng lấy lại dáng vẻ tự nhiên như ban đầu.
Dâu tây
Dâu tây không chỉ giàu vitamin C mà trong dâu tây còn chứa tanin giúp làm dịu và giảm bớt sự bỏng rát của làn da. Để chữa cháy hiệu quả, hãy thử nghiền nát một vài quả dâu tây và đắp vào phần da đang dần sạm đi của bạn. Sau một vài phút, bạn hãy rửa sạch vùng da đó và chờ xem điều kỳ diệu xảy ra nhé.
Dùng vỏ dưa hấu
Trong vỏ dưa hấu có chứa hàm lượng nước cực cao, giúp cấp ẩm nhanh chóng để xoa dịu những vùng da cháy nắng. Bạn chỉ cần dùng vỏ dưa hấu ép lấy nước, tiếp đó thêm vào 1 đến 2 thìa cà phê mật ong và trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị cháy nắng hàng ngày trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Các vitamin cần thiết trong mật ong, kết hợp với nguồn nước tự nhiên từ dưa hấu sẽ làm dịu da, mờ vết cháy nắng nhanh chóng.
Dưa chuột
Để phục hồi da bị cháy nắng bằng dưa chuột thì bạn hãy lấy 1 quả dưa chuột rửa sạch rồi cho vào máy xay, xay nhỏ. Tiếp theo, bạn hãy trộn cùng với 50ml sữa tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng. Bạn sẽ có cảm giác mát lạnh, da dịu mát hơn và không còn đau rát nữa. Hơn nữa, sau khi đắp xong bạn còn cảm thấy làn da mình mịn màng lên trông thấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể đắp trực tiếp bằng cách cắt dưa chuột thành từng lát mỏng sau khi làm mát, đắp đều lên mặt và để trong 20 phút rửa lại với nước sạch.
Dầu oải hương
Hoa oải hương ngoài công dụng mang đến một giấc ngủ ngon và sâu hơn thì hiệu quả của chúng cũng không kém trong việc chữa cháy nắng. Khi làn da trở nên mẩn đỏ và đau rát, một vài giọt dầu hoa oải hương sẽ có khả năng làm giảm vết bỏng và dịu nhẹ da. Điều này là do tính chất kháng khuẩn cao của loài hoa này. Làn da cháy nắng từ đó có thể phục hồi nhanh hơn và không gây cảm giác đau nhức.
Cách chữa cháy da bị bỏng nắng nhanh nhất
Ngoài ra, việc bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời là rất quan trọng. Bên cạnh thoa kem chống nắng bạn cần thêm các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng gay gắt bằng trang phục dài tay dài chân, phụ kiện như áo chống nắng, kính râm, mũ,...
Với tình hình thời tiết như hiện nay, tình trạng cháy nắng rất dễ xảy ra dù bạn chỉ tiếp xúc với ánh nắng không quá lâu. Hãy ghi nhớ ngay những cách trên đây để xử lý kịp thời và tránh các hậu quả nghiêm trọng tới làn da bạn nhé!