Nặn mụn trứng cá, mụn bọc hay chăm sóc vết trầy xước, bỏng pô không đúng cách đều có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da. Đặc biệt những vết sẹo ở vùng da mặt, cánh tay, cẳng chân,… khiến chị em phụ nữ mất tự tin khi giao tiếp hay không đủ can đảm diện váy ngắn thong dong trên phố đi bộ bờ hồ.
“Nghìn lẻ một” phiền phức bắt nguồn từ những vết sẹo
Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ khởi động quá trình tự sửa chữa nhờ sản sinh các mô liên kết đặc biệt, bù lấp lại phần mô đã mất. Sự tăng sinh thiếu hoặc quá mức cùng với sự sắp xếp không trật tự của collagen cũng như các mô sợi liên kết khác chính là nguyên nhân khiến sẹo hình thành.
Nếu không chú ý chăm sóc vết thương hoặc xử lý vết thương không đúng cách, rất có thể sẽ để lại vết sẹo đeo bám bạn suốt đời. Tuy không nguy hiểm nhưng sẹo lại ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ, gây ra nỗi mặc cảm nhất định cho bất kì ai, đặc biệt là phái đẹp.
Bị bỏng pô xe máy từ hai năm trước nhưng không biết cách chăm sóc vết thương, chị Nguyễn Thu Phương (27 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) phải “sống chung” với vết sẹo lồi dài hơn 10cm trên bắp chân phải. Kể từ đó, chị Phương chỉ dám mặc váy ngắn vào mùa đông, còn mùa hè luôn phải diện quần dài bất đắc dĩ mỗi khi đi làm hay đi chơi.
“Lúc mới bị bỏng mình chủ quan không sơ cứu mà chỉ bôi kem đánh răng xung quanh khu vực bị tổn thương. Vết sẹo dài ở bắp chân khiến mình không đủ tự tin mặc những món đồ yêu thích như trước đây nữa”, Thu Phương chia sẻ.
Với Nguyễn Hà Linh (24 tuổi, Minh Khai, Hà Nội) những vết sẹo lõm trên mặt do nặn mụn trứng cá không đúng cách luôn là nỗi ám ảnh lớn, đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày.
Hà Linh cho biết: “Mình rất sợ những cuộc nói chuyện mặt đối mặt vì khi đó cảm giác như là mọi người chỉ để ý đến vết sẹo lõm trên mặt mình. Phải thú thật là để có những tấm hình “selfie” đăng lên facebook mình toàn phải chụp qua camera 360 độ thôi”.
Chăm sóc vết thương đúng cách, chặn đứng nguy cơ bị sẹo
Phái đẹp sẽ không còn phải “sống chung” với những vết sẹo nếu biết chăm sóc vết thương đúng cách. Tuân thủ những lưu ý dưới đây sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tạo sẹo, giúp bạn lấy lại làn da mịn màng cho bản thân luôn tự tin.
Che kín vết thương
Vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí và ngay trên bề mặt da là những nguy cơ tiềm ẩn khiến vết thương nhiễm trùng. Băng vết thương với gạc sạch có thể duy trì độ ẩm phù hợp cho quá trình tự sửa chữa của da, đồng thời bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài.
Kiêng ăn rau muống, trứng gà…
Rau muống làm đầy vết thương quá mức khiến da dễ bị sẹo lồi. Trứng gà khiến da sau khi lành sáng màu hơn vùng da xung quanh. Ngoài ra, thịt gà, đồ nếp tính nóng dễ khiến vết thương mưng mủ, trầm trọng hơn, gây sẹo vĩnh viễn.
Chăm sóc vết thương lên da non bằng nghệ tươi
Nghệ có tính sát trùng, làm lành sẹo nhanh. Khi vết thương lên da non, chị em có thể dùng nghệ tươi rửa sạch, cắt lát và đắp lên vết thương thay vì giã hay mài. Lưu ý, nghệ tươi chứa thành phần dễ làm tổn thương mô, không nên dùng khi vết thương còn hở.
Sử dụng gel trị sẹo ngay khi da bị tổn thương
Theo lời khuyên của các bác sĩ, những vết thương do ngã xe máy, đứt tay, bỏng pô xe máy… cần được xử lý theo các bước sau:
- Làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy để rửa trôi bụi bẩn, máu đông và tế bào chết bởi đây là nguồn >dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn xâm nhập. Với vết bỏng, nước mát còn giúp giảm ảnh hưởng sâu của nhiệt tới các lớp dưới da.
- Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch Povidine 10% (dung dịch sát khuẩn chứa Iot) rửa lại vết thương. Chú ý không được rửa trực tiếp vết thương bằng nước oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo vĩnh viễn.
- Sau đó bôi gel ngừa sẹo lên vết thương, dùng băng gạc vô khuẩn đắp lên, rồi cố định lại bằng băng keo y tế. Chúng ta nên sử dụng các loại gel trong thành phần chứa sucralfate bởi ngoài tác dụng tạo màng bảo vệ, sucralfate còn thúc đẩy quá trình tăng sinh của da, tạo điều kiện cho quá trình lành vết thương. Với vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau, dịch/màng mủ, có mùi,… bạn cần dùng các chế phẩm bôi có tính sát khuẩn (như bạc sulfadiazine, bạc nitrat,….) để tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập cho tới khi những dấu hiệu này mất đi, vết thương se lại mới có thể dùng thêm gel kích thích vết thương nhanh lành.
Gel ngừa sẹo có thể bôi trực tiếp lên vết thương ngay sau khi chân tay bị trầy xước. Một điểm cộng nữa của sản phẩm này là cách sử dụng vô cùng đơn giản. Gel dạng tuýp, có thể mang theo bất cứ nơi đâu cả khi đi du lịch, bôi trực tiếp lên vết thương mà không mất thời gian chuẩn bị.